>>> Đất như thế nào là có tranh chấp?
>>> Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền thừa kế đất đai
Vụ tranh chấp di sản thừa kế và cho ở nhờ giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh, tên thật là Vũ Văn Ngoan) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái nuôi cố NSƯT Vũ Linh).
Theo vụ việc, trong 3 tháng kể từ khi NSƯT Vũ Linh qua đời, nội bộ gia đình cố nghệ sĩ xảy ra nhiều mâu thuẫn. Nguồn cơn sự việc là Hồng Loan thể hiện sự bức xúc khi nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng truyền thông đám tang, xây mộ cho cố NSƯT Vũ Linh mà cô không hề hay biết. Đồng thời, cô khẳng định rằng mình không nắm rõ tiền phúng điếu sau đám tang. Từ đó, phát sinh ra nhiều mâu thuẫn, tranh cãi về sau giữa Hồng Loan và Hồng Nhung, chẳng hạn như bà Hồng Nhung cho rằng Hồng Loan không phải là con gái của cố NSƯT Vũ Linh, Hồng Loan không có quyền hưởng di sản thừa kế do cố NSƯT Vũ Linh để lại…
Sau nhiều lần tranh cãi trên mạng xã hội, bà Võ Thị Hồng Nhung đã nộp đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết các mâu thuẫn trên, gồm: yêu cầu Tòa tuyên hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi giữa ông Vũ Văn Ngoan và bà Hồng Loan; xác định ông Ngoan không có hàng thừa kế thứ nhất; yêu cầu bị đơn ra khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm (Quận Phú Nhuận, TP. HCM), bàn giao giấy tờ nhà, ô tô cho nguyên đơn.
Về phía bà Hồng Loan có yêu cầu phản tố như sau: không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bà Hồng Loan là hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh, và bà có yêu cầu bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.
Ngày 7/1/2025, Tòa án nhân dân TP. HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án trên. Cùng ngày, Tòa án đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Hồng Nhung và chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bà Hồng Loan.
Nguyên đơn: Bà Võ Thị Hồng Nhung (61 tuổi, em gái cố NSƯT Vũ Linh).
Bị đơn: Bà Võ Thị Hồng Loan (38 tuổi, con gái nuôi cố NSƯT Vũ Linh).
Các tài sản tranh chấp bao gồm:
Nhà và quyền sử dụng đất tại số 5 Đoàn Thị Điểm, Quận Phú Nhuận, TP. HCM.
Quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 87, 88 (3.007 m2) tại phường Linh Đông, TP. Thủ Đức.
Một chiếc ô tô Toyota đứng tên cố NSƯT Vũ Linh.
Căn nhà trong vụ án tranh chấp thừa kế
Các yêu cầu khởi kiện của bà Hồng Nhung (nguyên đơn) bao gồm:
Yêu cầu Tòa tuyên hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi giữa ông Vũ Văn Ngoan và bà Hồng Loan;
Xác định ông Ngoan không có hàng thừa kế thứ nhất;
Yêu cầu bị đơn ra khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm (Quận Phú Nhuận, TP. HCM);
Bàn giao giấy tờ nhà, ô tô cho nguyên đơn.
Quan điểm của bà Hồng Nhung (nguyên đơn) đối với các yêu cầu trên như sau:
Tất cả giấy tờ liên quan đến việc xác nhận bà Hồng Loan là con của cố NSƯT Vũ Linh là không hợp pháp. Cho nên, ông Ngoan không có hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, bà và người anh là ông Võ Văn Nhiêu là hàng thừa kế thứ hai.
Bà Nhung cho rằng bà Hồng Loan nhiều lần cư xử tàn nhẫn, đuổi bà Nhung ra khỏi nhà.
Bà Phượng cho rằng sinh thời, ông Ngoan nói cho mình căn nhà, có nhiều người làm chứng và có clip để lưu giữ bằng chứng.
Bà Hồng Loan đã có yêu cầu phản tố đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn như sau:
Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bà Hồng Loan là hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh
Bà có yêu cầu bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.
Quan điểm của bà Hồng Loan về các mâu thuẫn trên như sau:
Bà Loan cho biết: “Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa hề nói tôi là con nuôi”. Đồng thời, bà có lời khai, tài liệu chứng cứ chứng minh bà Loan là con duy nhất của ông Võ Văn Ngoan. Khi bà Loan còn nhỏ, ông Ngoan là người chăm sóc bà. Giữa bà và ông Ngoan không có mâu thuẫn gì. Năm 17 tuổi, bà lấy chồng nhưng vẫn qua lại nhà ông Ngoan.
Bà Loan cho rằng bà Hồng Nhung và bà Hồng Phượng đang ở nhờ tại căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm nên có yêu cầu cả hai phải di dời toàn bộ tài sản ra khỏi căn nhà này.
Phán quyết cuối cùng của Tòa án nhân dân TP. HCM bao gồm:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: quyết định cho nguyên đơn 15% tài sản của cố NSƯT Vũ Linh vì xét thấy bà có đóng góp trong quá trình tạo lập khối di sản thừa kế.
Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn: Tòa án xác định bà Hồng Loan là con nuôi nên bà là người thừa kế duy nhất của hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, bị đơn là người được hưởng toàn bộ khối di sản của cố NSƯT Vũ Linh để lại.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Về những trường hợp thừa kế theo pháp luật, tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Từ quy định trên, có thể thấy thừa kế theo pháp luật có thể áp dụng trong các trường hợp như: không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc… Đồng thời, thừa kế theo pháp luật cũng có thể áp dụng đối với các phần di sản như: phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực…
Liên hệ vụ việc trên, nguồn cơn tranh chấp thừa kế bắt nguồn từ việc nghệ sĩ Vũ Linh mất nhưng không để lại di chúc. Chính vì thế, khối di sản mà ông để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Về thứ tự người thừa kế theo pháp luật, căn cứ theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Theo quy định trên, người thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định theo thứ tự như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đồng thời, chỉ khi không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản) thì những người ở hàng thừa kế sau mới được hưởng thừa kế. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Liên hệ với vụ việc trên, do bà Hồng Loan được Tòa án xác định là con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh nên là người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất (con nuôi của người chết). Cho nên, theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, bà Hồng Loan được hưởng toàn bộ khối di sản thừa kế do nghệ sĩ Vũ Linh để lại. Đồng thời, vì hàng thừa kế thứ nhất vẫn có người thừa kế nên bà Hồng Nhung (em gái của cố nghệ sĩ Vũ Linh) không được xem xét hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai (khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Bà Hồng Loan được xác định là người thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất (con nuôi của người đã chết)
Về quy định người được nhận làm con nuôi, theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định như sau:
“Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”
Theo quy định trên, người được nhận làm con nuôi bao gồm:
Người dưới 16 tuổi;
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc các trường hợp sau:
Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Về điều kiện đối với người nhận con nuôi, căn cứ theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định:
“Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.”
Theo quy định trên, người được nhận con nuôi phải có đầy đủ các điều kiện như sau:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
Có tư cách đạo đức tốt.
Đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần đáp ứng điều kiện:
Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
Ngoài ra, quy định về trường hợp không được nhận con nuôi như sau:
Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
Đang chấp hành hình phạt tù;
Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Về các hành vi bị cấm trong việc nhận con nuôi cũng được quy định cụ thể tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy, tính hợp pháp của việc nhận con nuôi được xác định thông qua điều kiện của người được nhận nuôi; điều kiện của người nhận nuôi con nuôi theo pháp luật quy định.
Thứ nhất, quy định về quyền thừa kế.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền thừa kế sẽ được xác định dựa theo hai căn cứ chính:
(i) Thừa kế theo di chúc;
(ii) Thừa kế theo pháp luật. Xét thấy, nghệ sĩ Vũ Linh mất không để lại di chúc, cho nên theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;”
Như vậy, trường hợp chia di sản thừa kế của nghệ sĩ Vũ Linh sẽ được thực hiện theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
Theo tình tiết vụ việc, bà Hồng Loan được xác định là con nuôi của cố nghệ sĩ Vũ Linh, cho nên theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, bà Loan được xác định là người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất (con nuôi của người chết). Vì bà Loan là người thừa kế duy nhất trong hàng thừa kế thứ nhất nên bà được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của ông Vũ Linh.
Thứ hai, về công sức đóng góp xây dựng di sản thừa kế.
Bà Hồng Nhung cho rằng trong quá trình cố nghệ sĩ Vũ Linh tạo dựng khối di sản, bà đã có công đóng góp như chăm sóc cha mẹ, con cái của cố nghệ sĩ, bảo quản, tôn tạo và làm tăng giá trị của tài sản thừa kế… vì thế, bà cho rằng Tòa án cần phải xem xét “phần công sức đóng góp” của bà trong khối di sản thừa kế trên.
Theo quy định về thừa kế theo pháp luật, chưa có quy định cụ thể nào về việc xem xét “phần công sức đóng góp” trong việc tạo lập khối di sản thừa kế. Tuy nhiên, Án lệ số 05/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thông qua và công bố ngày 06/4/2016 có xác định rõ: “Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp”. Đây được xem là cơ sở pháp lý cho quyết định chia 15% di sản cho bà Hồng Nhung (em gái cố nghệ sĩ Vũ Linh) vì xét thấy bà cũng có công sức đóng góp trong khối di sản thừa kế trên.
Thông qua sự việc đau lòng của gia đình cố nghệ sĩ Vũ Linh, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học ý nghĩa như:
Bài học về quản lý tài sản: chúng ta không nên tùy tiện cho phép người khác sở hữu, sử dụng tài sản của mình, đặc biệt là bất động sản (nhà, đất…) vì đây là những tài sản dễ phát sinh tranh chấp trên thực tế. Chẳng hạn như vụ việc của cố nghệ sĩ Vũ Linh, lúc sinh thời, cố nghệ sĩ đã nói sẽ cho Hồng Phượng căn nhà. Việc cho căn nhà dưới hình thức bằng miệng không được xem là hợp đồng tặng cho hay di chúc miệng. Tuy nhiên, chính vì sự kiện này đã dẫn đến nhiều tranh chấp, mâu thuẫn về sau khi cố nghệ sĩ mất.
Bài học về đóng góp chung trong tài sản: trong trường hợp có sự đóng góp chung vào khối tài sản, các thành viên trong gia đình cần lập văn bản thỏa thuận phân chia phần đóng góp chung để tránh việc tranh chấp đáng tiếc về sau.
Bài học về lập di chúc: cần phải lập di chúc rõ ràng, hợp pháp và minh bạch. Những mâu thuẫn trên, một trong những nguồn cơn đó chính là việc cố nghệ sĩ Vũ Linh không lập di chúc, từ đó phát sinh ra nhiều mâu thuẫn chồng chéo, phức tạp. Chính vì thế, để tránh việc phát sinh các tranh chấp về thừa kế không đáng có, cần thiết phải lập di chúc rõ ràng. Việc lập di chúc phải bảo đảm tuân thủ theo quy định pháp luật như di chúc được lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, nội dung di chúc phải đầy đủ, rõ ràng, không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội…
Vụ việc của cố nghệ sĩ Vũ Linh còn để lại nhiều bài học quý giá về tình cảm gia đình và cách ứng xử trong các tranh chấp như:
Tình cảm gia đình là nền tảng: Gia đình là nơi yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi tài sản và lợi ích cá nhân bị đặt lên trên, mâu thuẫn dễ dàng xảy ra. Chính vì thế, để tránh việc tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ gia đình, chúng ta cần phải xây dựng sự gắn kết từ trước, các thành viên trong gia đình nên cùng nhau duy trì mối quan hệ tốt đẹp, tránh để tài sản làm mất đi tình cảm. Đồng thời, mỗi thành viên trong gia đình cần phải lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu nhau bởi lẽ mỗi người đều có hoàn cảnh, quan điểm khác nhau.
Cách ứng xử trong các tranh chấp: các tranh chấp điển hình trong gia đình chính là tranh chấp về di sản thừa kế. Để tránh việc mâu thuẫn gay gắt, leo thang và kéo dài, chúng ta cần phải bình tĩnh, giải quyết mâu thuẫn nội bộ một cách hòa bình, thiện chí. Chúng ta không nên vì lợi ích cá nhân trước mắt mà phát sinh những mâu thuẫn gia đình không đáng có. Phải biết kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc ảnh hưởng đến các quyết định về sau. Đồng thời, nên ưu tiên giải quyết vụ việc nội bộ, không nên mang lên mạng xã hội để tranh cãi, dễ bị người ngoài tác động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ việc.
Toàn cảnh vụ việc tranh chấp thừa kế giữa em gái cố nghệ sĩ Vũ Linh và con nuôi cố nghệ sĩ Vũ Linh
Vụ việc tranh chấp thừa kế giữa bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh, tên thật là Vũ Văn Ngoan) và bà Võ Thị Hồng Loan (con gái nuôi cố NSƯT Vũ Linh) đã làm dậy sóng dư luận trong một thời gian dài. Các vấn đề pháp lý nổi bật liên quan đến vụ tranh chấp trên bao gồm tính hợp pháp của việc nhận con nuôi; người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất; phần đóng góp công sức trong việc tạo lập khối di sản thừa kế…
Sau khi xem xét, Tòa án đã ra quyết định cuối cùng là xác định bà Hồng Loan là con nuôi nên bà là người thừa kế duy nhất của hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, bị đơn là người được hưởng toàn bộ khối di sản của cố NSƯT Vũ Linh để lại. Đồng thời, ra quyết định cho nguyên đơn 15% tài sản của cố NSƯT Vũ Linh vì xét thấy bà có đóng góp trong quá trình tạo lập khối di sản thừa kế.
Thông qua sự việc cũng như phán quyết của Tòa án, chúng ta có thể đúc kết ra nhiều bài học ý nghĩa liên quan đến việc quản lý tài sản, lập di chúc, tình cảm gia đình và cách ứng xử khi giải quyết các mâu thuẫn nội bộ trong gia đình. Đây là một vụ việc vô cùng đau lòng khi sự ra đi của người đã mất đã để lại nhiều mâu thuẫn gia đình khó có thể giải quyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì hãy liên hệ đến chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01