Tội mua bán người bị xử lý thế nào? Những hành vi trá hình dễ bị truy cứu hình sự

>>> Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu?

>>> Khởi tố người phụ nữ bắt cóc bé trai 2 tuổi ở Bắc Ninh -Hiểu thế nào về tội chiếm đoạt người dưới 16t

Thực trạng tội phạm mua bán người hiện nay

Thời gian gần đây, tội phạm mua bán người trong nước tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn mới, phức tạp. Không còn giới hạn ở hoạt động xuyên biên giới, tình trạng công dân Việt Nam bị mua bán ngay trên lãnh thổ quốc gia đang trở nên phổ biến, được phát hiện tại nhiều địa phương.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, 6 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 98 vụ án mua, bán người, 234 đối tượng liên quan đến hành vi mua, bán người.

Số vụ mua, bán người được phát hiện, khởi tố mới tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Dù chưa chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tội phạm, song mua bán người trong nước có tính ẩn cao, khó phát hiện, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng ngừa và xử lý.

Các hình thái điển hình gồm: lừa gạt việc nhẹ lương cao ở nước ngoài sau đó ép buộc họ thực hiện các hoạt động bất hợp pháp môi giới nuôi con nuôi trái pháp luật, môi giới hôn nhân với người nước ngoài để trục lợi, mua bán người nhằm lấy nội tạng. Những biểu hiện này cho thấy sự biến tướng nguy hiểm của loại tội phạm này trong bối cảnh hiện nay.

Khái niệm về tội mua bán người theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 15/01/2019, có thể hiểu khái niệm của Tội mua bán người như sau:

Tội mua bán người là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác nhằm thực hiện một trong các hành vi như chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để đổi lấy tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc phục vụ các mục đích vô nhân đạo khác..

Các yếu tố cấu thành tội mua bán người

Về các dấu hiệu pháp lý, tội mua bán người được quy định cụ thể tại Điều 150 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) là một tội phạm về hình thức có các yếu tố cấu thành như sau:

Thứ nhất, khách thể, hành vi phạm tội mua bán người xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người theo Hiến pháp 2013.    

Thứ hai, mặt khách quan:

  • Người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

    • Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

    • Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

    • Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

    • Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

  • Tội phạm này có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác để đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi. Trên thực tế việc mua bán người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thông thường được thực hiện một cách lén lút với các hình thức thanh toán đa dạng có thể bằng tiền, bằng tài sản khác, bằng hàng hoá,… Người bị hại phải là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “Tội mua bán người dưới 16 tuổi”. 

  • Tội phạm này chỉ được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt. 

  • Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không phụ thuộc vào việc bị hại có biết hay không biết mình bị mua bán.

Thứ ba, mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích tội phạm vì vụ lợi (để thu lợi bất chính), tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Thứ tư, chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này (trên 14 tuổi) theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự.

Những tình huống cụ thể có thể bị truy cứu TNHS tội mua bán người

Lừa gạt người lao động ra nước ngoài

Theo Điều 4 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP, hành vi môi giới hôn nhân với người nước ngoài có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người (Điều 150 BLHS) nếu có một trong các thủ đoạn sau:

  • Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt buộc người khác kết hôn với người nước ngoài rồi chuyển giao họ để nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác;

  • Môi giới kết hôn giả với mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để giao cho người nước ngoài trục lợi trên thân thể, sức lao động của nạn nhân.

Trường hợp người môi giới biết rõ mục đích bóc lột của người nước ngoài nhưng vẫn thực hiện hành vi môi giới, người đó cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.

Nếu biết rõ mục đích bóc lột nhưng vẫn thực hiện môi giới sẽ bị truy cứu TNHS về tội mua bán người

Môi giới nuôi con nuôi trái pháp luật

Theo Điều 5 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP, việc tổ chức đưa người đi lao động nước ngoài mà dùng thủ đoạn lừa gạt, cưỡng ép, bóc lột cũng bị xử lý hình sự như sau:

  • Biết trước người lao động ra nước ngoài sẽ bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể... nhưng vẫn chuyển giao họ để nhận tiền hoặc lợi ích;

  • Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người lao động để phục vụ cho các mục đích bóc lột;

  • Chuyển giao người lao động cho phía nước ngoài để tiếp tục bán họ cho bên thứ ba.

Trường hợp chỉ chiếm đoạt tiền bằng thủ đoạn gian dối, người vi phạm có thể bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, không xử lý về tội mua bán người.

Nếu ép buộc người khác ở lại nước ngoài nhưng không nhằm bóc lột, có thể bị truy cứu về tội tổ chức, môi giới hoặc cưỡng ép trốn đi/ở lại nước ngoài trái phép.

Môi giới hôn nhân với người nước ngoài để trục lợi

Hành vi môi giới hoặc lợi dụng việc cho – nhận con nuôi dưới 16 tuổi để trục lợi, theo Điều 7 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP, có thể bị truy cứu về tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS) nếu:

  • Biết người nhận con nuôi có mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể… nhưng vẫn chuyển giao để nhận tiền, tài sản;

  • Lợi dụng thủ tục nhận con nuôi để tuyển mộ trẻ em nhằm trục lợi hoặc phục vụ các mục đích vô nhân đạo;

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tạo điều kiện hoặc trực tiếp môi giới việc cho – nhận con nuôi trái luật.

Ngược lại, nếu người môi giới chỉ giúp đỡ người có lòng yêu trẻ hoặc người hiếm muộn trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn mà không có yếu tố trục lợi trái pháp luật, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mua bán người nhằm lấy bộ phận cơ thể

Theo Điều 6 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP, hành vi lấy nội tạng của người khác trong quá trình thực hiện tội phạm là tình tiết đặc biệt nghiêm trọng:

  • Nếu lấy bộ phận quyết định sự sống của nạn nhân (như tim, gan...) khiến nạn nhân chết, người phạm tội bị truy cứu thêm về tội giết người (Điều 123 BLHS);

  • Nếu gây thương tích ≥ 61%, hoặc khiến nạn nhân tử vong do hậu quả gián tiếp (tự sát, nhiễm trùng...), người phạm tội bị xử lý nặng hơn theo điểm c, d khoản 3 Điều 150 BLHS.

Trình báo cơ quan nào khi phát hiện hành vi mua bán người?

Mua bán người là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thường có tính chất ẩn, liên tỉnh hoặc xuyên biên giới, do đó việc phát hiện và kịp thời trình báo là vô cùng quan trọng để ngăn chặn hậu quả và truy cứu trách nhiệm hình sự đối tượng vi phạm. Khi có căn cứ nghi ngờ hoặc chứng kiến, biết được một vụ việc có dấu hiệu mua bán người, cá nhân và tổ chức nên thực hiện trình báo hoặc tố giác theo hướng dẫn sau:

Trình báo tại Cơ quan Công an gần nhất

Cá nhân có thể trực tiếp đến Công an cấp xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi cư trú của nạn nhân/nghi phạm để trình báo, nộp đơn tố giác tội phạm. Trong trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng, có thể trình báo tại:

  • Công an cấp xã, phường 

  • Công an cấp tỉnh/thành phố: Phòng Cảnh sát hình sự (PC02).

  • Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an (đối với các vụ án liên tỉnh, xuyên quốc gia).

Khi trình báo cần cung cấp các thông tin chi tiết như:

  • Danh tính người liên quan (nạn nhân, người tổ chức, trung gian nếu biết).

  • Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc.

  • Tài liệu, hình ảnh, ghi âm (nếu có).

  • Mô tả dấu hiệu nghi vấn: hành vi tuyển dụng bất thường, di chuyển bất minh, giam giữ người trái phép, chuyển tiền, ràng buộc tài chính…

Gọi đường dây nóng

Đối với các trường hợp khẩn cấp, cần bảo vệ nạn nhân ngay lập tức hoặc lo ngại bị trả thù, người dân có thể gọi đến các đường dây nóng:

  • Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an: 0692326555

  • Đường dây nóng phòng, chống mua bán người của Bộ LĐ-TB&XH: 111 (Tổng đài Bảo vệ trẻ em, hoạt động 24/7)

Tội phạm mua bán người không chỉ xâm hại nghiêm trọng đến nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của nạn nhân mà còn để lại hậu quả dai dẳng đối với gia đình và xã hội. Việc nhận diện đúng các hành vi trá hình, hiểu rõ quy định pháp luật và kịp thời tố giác là bước quan trọng trong phòng, chống loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng này. LHLegal hân hạnh đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp trong việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi phát hiện hoặc bị xâm hại bởi hành vi mua bán người dưới bất kỳ hình thức nào.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí