>>> So sánh tội nhận hối lộ với tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ
>>> Phân biệt 4 loại tội phạm theo quy định của bộ Luật hình sự hiện hành
Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về hành vi môi giới hối lộ. Tuy nhiên, môi giới hối lộ có thể hiểu là hành vi làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai bên để làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ. Hành vi môi giới hối lộ có thể là hành vi thu xếp, bố trí thời gian, địa điểm để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ tiếp xúc, giao thiệp với nhau về việc đưa và nhận hối lộ hoặc gặp người hối lộ để thăm dò, gợi ý về yêu cầu của người đưa cho người nhận hối lộ,…
Hiện nay, tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Một người có thể bị kết án về tội môi giới hối lộ khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:
Mặt khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước.
Mặt khách quan:
Hành vi: Có hành vi giới thiệu hoặc giúp cho bên đưa hối lộ và bên nhận hối lộ gặp nhau để thỏa thuận việc hối lộ (như chọn địa điểm, thời gian, chuyển lời đề nghị, yêu cầu…giữa hai bên), kể cả chuyển hoặc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất hoặc phi vật chất khác cho bên đưa hối lộ hoặc nhận hối lộ;
Của hối lộ phải thuộc 01 trong các trường hợp sau đây: Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Lợi ích phi vật chất.
Thời điểm hoàn thành tội môi giới hối lộ được tính từ thời điểm bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ đạt được sự thỏa thuận đưa và nhận hối lộ.
Mặt chủ quan: Người phạm tội môi giới hối lộ thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Mặt chủ thể: Chủ thể của tội môi giới hối lộ là bất kỳ người nào trên 16 tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, các khung hình phạt đối với tội môi giới hối lộ tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, cụ thể:
Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù:
Có tổ chức;
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Phạm tội môi giới hối lộ có thể bị phạt tù lên đến 15 năm
Theo quy định tại Điều 53 và Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và khoản 6 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, án treo không áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Cụ thể:
Tái phạm là trường hợp người đã bị kết án, chưa được xóa án tích, lại tiếp tục phạm tội mới.
Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã tái phạm mà tiếp tục phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, nếu người phạm tội môi giới hối lộ thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì sẽ không được hưởng án treo mà phải chấp hành hình phạt tù giam.
Tội môi giới hối lộ là hành vi tiếp tay cho tệ nạn tham nhũng, cần được xử lý nghiêm minh để đảm bảo tính răn đe và bảo vệ sự công chính của bộ máy nhà nước. LHLegal khuyến nghị các cá nhân, tổ chức luôn cảnh giác, không tiếp tay cho các hành vi trung gian hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, đồng thời hợp tác với cơ quan điều tra khi phát hiện hành vi vi phạm để được xem xét chính sách khoan hồng theo pháp luật. Nếu bạn cần hỗ trợ xây dựng hồ sơ pháp lý hoặc tư vấn chi tiết trong vụ việc cụ thể liên quan đến tội môi giới hối lộ, LHLegal sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01