Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn mới nhất năm 2022

Không phải lúc nào cũng cố định quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Quyền nuôi con có thể thay đổi dựa theo thỏa thuận của hai bên hoặc do người trực tiếp nuôi không còn đủ điều kiện, cơ sở để nuôi dạy, chăm sóc con. Sau khi Tòa xử vụ án ly hôn và giao con cho vợ.chồng nuôi dưỡng nghĩa là bản án đã có hiệu lực. Vì vậy nếu bên không trực tiếp nuôi dưỡng muốn giành quyền nuôi con thì phải khởi kiện vụ án mới.

Pháp luật quy định quyền nuôi con sau ly hôn

Theo pháp luật hiện hành thì sau ly hôn cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác.

Cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên sau ly hôn

Như vậy, dù đã ly hôn nhưng cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối với con khi con thuộc một trong ba trường hợp sau:

  • Con chưa thành niên: con chưa thành niên theo Bộ luật dân sự là những người chưa đủ 18 tuổi.

  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự: trường hợp này là những người đã từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng lại thuộc một trong các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015.

  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ai là người trực tiếp thực hiện quyền nuôi con sau ly hôn?

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng sẽ thỏa thuận nuôi con sau ly hôn. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn không thỏa thuận được quyền nuôi con sẽ được Tòa dựa vào các yếu tố: như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con; người được nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định… về tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…) để người con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn bên không được nuôi con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp có thỏa thuận khác phù hợp với lịch ích của con

Trường hợp con dưới 03 tuổi, mặc định quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.

Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn?

Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể quyền nuôi con sau ly hôn của cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp, sau khi giành được quyền nuôi con, cha hoặc mẹ lại không làm tròn bổn phận, nghĩa vụ chăm sóc con cái, không đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con thì lúc này luật quy định có thể thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Cụ thể, khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định các căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn gồm:

  • Sau khi ly hôn, cha và mẹ có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho con.

  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con trong việc chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con.

  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

  • Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. Trong đó, con chỉ được giao cho người giám hộ theo căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự khi cha, mẹ bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền với con, cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con, cha mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự… và có yêu cầu người giám hộ.

Nếu người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để bảo vệ quyền lợi mọi mặt cho con thì cha/mẹ có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì cha, mẹ có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Tuy nhiên người yêu cầu thay đổi phải chứng minh được việc người trực tiếp nuôi dưỡng con cái không đảm bảo quyền lợi được mọi mặt cho con .Ngoài ra, người yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con còn phải chứng minh được mình là người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của trẻ như:

  • Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của bạn;

  • Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

Ai được yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn?

Điều 84, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định các đối tượng được yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn gồm:

  • Cha

  • Mẹ

  • Người thân thích: có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ…

  • Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

  • Hội Liên hiệp phụ nữ.

Xem thêm: Cha muốn giành quyền nuôi con phải làm thế nào?

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn mới nhất 2022

Việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự như sau cụ thể như sau:

Hồ sơ chuẩn bị

Để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;

  • Quyết định, bản án ly hôn có hiệu lực

  • Các tài liệu chứng minh yêu cầu thay đổi người nuôi con là có căn cứ và hợp pháp;

  • CMND/ CCCD (còn hiệu lực); Sổ hộ khẩu 

  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).

Thủ tục, trình tự thực hiện

Người yêu cầu nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND có thẩm quyền.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Tòa án thụ lý vụ án.

Tiến hành hòa giải, thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con. Nếu hòa giải không thành thì thực hiện các thủ tục tiếp theo đưa vụ án ra xét xử.

Thẩm quyền giải quyết 

Trường hợp yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn xảy ra giữa các đương sự là người Việt Nam không có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân quận/huyện có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp tranh chấp, yêu cầu thay đổi quyền nuôi con xảy ra giữa các đương sự có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

Về thẩm quyền theo lãnh thổ:

  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận: Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

  • Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

Thời gian giải quyết

Tùy vào từng hình thức yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm:

  • Khởi kiện: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 04 - 06 tháng.

  • Yêu cầu: Thông thường thời gian giải quyết sẽ là 02 - 03 tháng.

Tuy nhiên, thực tế có thể thời gian giải quyết ngắn hoặc hoặc dài hơn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Tư vấn thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Nếu bạn cần dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình, tư vấn giành quyền nuôi con hãy liên hệ chúng tôi để được sử dụng dịch vụ với giá cả hợp lý nhất.

Với đội ngũ Luật sư, Luật gia uy tín, trình độ chuyên môn cao chúng tôi sẵn sàng giải đáp vướng mắc và hỗ trợ vấn đề mà bạn đang gặp phải trong quá trình ly hôn.

Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn đối với tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con của khách hàng, Luật sư giỏi lĩnh vực hôn nhân gia đình tại Công ty Luật  LHLegal sẽ tiến hành tư vấn những thủ tục và điều kiện giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật hiện hành và đưa ra những phương án phù hợp cho khách hành. 

Luật sư chúng tôi sẽ trực tiếp soạn thảo đơn khởi kiện và toàn bộ văn bản trong quá trình tham gia tố tụng dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cùng với đó là đội ngũ Luật sư giỏi hôn nhân gia đình thành phố Hồ Chí Minh tại Công ty LHLegal nếu nhận được đề nghị của khách hàng sẽ tham gia là người bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Mọi nhu cầu, mong muốn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn vui lòng liên hệ:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí