Sổ hồng chung là gì? Sổ hồng chung có đăng ký thường trú được không?

>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục sang tên sổ hồng chung cư

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ sổ hồng trọn gói nhanh chóng

Sổ hồng chung là gì?

Trước tiên, cần phải biết thuật ngữ “sổ hồng” có nghĩa là gì? Sổ hồng là thuật ngữ quen thuộc để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất, được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó. 

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai năm 2024 quy định như sau: 

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trao cho người đại diện.”

Như vậy, sổ hồng chung có thể hiểu đơn giản là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất, được cấp cho nhiều cá nhân hoặc tổ chức cùng có quyền và nghĩa vụ trên một căn nhà. 

Sổ hồng chung có giá trị pháp lý tương đương với sổ hồng riêng, các đồng chủ sở hữu đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất. Tuy nhiên, vì là sở hữu chung của nhiều người, nên việc quản lý, sử dụng, chuyển nhượng tài sản sẽ có phần phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với sổ hồng riêng. 

Sổ hồng chung có đăng ký thường trú được không?

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định về các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú như sau: 

“2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

b) Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Giấy tờ mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá, thanh lý nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở hoặc đã nhận nhà ở của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng để bán;

đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

h) Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc thế chấp, cầm cố quyền sở hữu chỗ ở hợp pháp;

i) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở sử dụng ổn định, không có tranh chấp và không thuộc địa điểm không được đăng ký thường trú mới theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;

k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu, xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện trừ trường hợp không phải đăng ký nơi thường xuyên đậu đỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;

l) Hợp đồng, văn bản về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

m) Một trong các loại giấy tờ, tài liệu khác để xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở qua các thời kỳ.”

Theo quy định trên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất (sổ hồng chung) hoàn toàn có thể được sử dụng để đăng ký thường trú nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện luật định về đăng ký thường trú. 

Khi đáp ứng đủ điều kiện về đăng ký thường trú sẽ đăng ký thường trú được đối với trường hợp sổ hồng chung

Chung cư chưa có sổ hồng có đăng ký thường trú không?

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định về các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú như sau: 

“2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

b) Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Giấy tờ mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá, thanh lý nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở hoặc đã nhận nhà ở của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng để bán;

đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

h) Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc thế chấp, cầm cố quyền sở hữu chỗ ở hợp pháp;

i) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở sử dụng ổn định, không có tranh chấp và không thuộc địa điểm không được đăng ký thường trú mới theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;

k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu, xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện trừ trường hợp không phải đăng ký nơi thường xuyên đậu đỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;

l) Hợp đồng, văn bản về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

m) Một trong các loại giấy tờ, tài liệu khác để xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở qua các thời kỳ.”

Theo quy định trên, có thể thấy không bắt buộc phải có sổ hồng chung cư (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chung cư) thì mới đủ điều kiện để đăng ký thường trú, mà có thể sử dụng các giấy tờ, tài liệu khác để tiến hành thủ tục đăng ký thường trú, chẳng hạn như hợp đồng mua bán nhà chung cư; giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà chung cư…

Vì vậy, theo pháp luật hiện hành, chung cư chưa có sổ hồng vẫn có thể đăng ký thường trú nếu có một trong các loại giấy tờ, tài liệu nêu trên và đáp ứng các điều kiện về đăng ký thường trú. 

Thủ tục đăng ký thường trú bằng sổ hồng chung

Cơ sở pháp lý

  • Luật Cư trú năm 2020;

  • Nghị định 154/2024/NĐ-CP ngày 26/11/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;

  • Quyết định 370/QĐ-BCA-C06 ngày 16/01/2025 của Bộ Công an quy định về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Thành phần hồ sơ bao gồm: 

(1) Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA).

Tải mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú Mẫu CT01 tại đây

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP, chẳng hạn như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng chung).

(2) Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA).

Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 154/2024/NĐ-CP, chẳng hạn như: 

  • Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thẻ căn cước (sử dụng thông tin mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước); xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về quan hệ vợ, chồng;

  • Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; thẻ căn cước (sử dụng thông tin mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước); quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định về quan hệ cha, mẹ với con;

  • Ngoài các giấy tờ nêu trên, cơ quan, tổ chức nơi công dân đó đang công tác, sinh hoạt, học tập căn cứ vào hồ sơ, lý lịch cá nhân để xác nhận mối quan hệ vợ chồng, quan hệ cha, con cho cán bộ, nhân viên, thành viên thuộc tổ chức mình.

  • Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; trích lục đăng ký giám hộ; thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;

  • Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước (sử dụng thông tin mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước); Thẻ hội viên Hội người cao tuổi Việt Nam; Hộ chiếu; Sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về ngày, tháng, năm sinh;

  • Giấy tờ chứng minh là người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi cư trú;

  • Giấy tờ chứng minh là người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước (sử dụng thông tin mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước); Hộ chiếu; Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP, chẳng hạn như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất (sổ hồng chung).

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc trực tuyến qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID, dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.

Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến cơ quan đăng ký cư trú (áp dụng đối với trường hợp công dân nộp hồ sơ đăng ký cư trú và Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ.

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký.

  • Chuyển hồ sơ đề nghị cấp văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú đến cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công dân đề nghị đăng ký thường trú (kèm hồ sơ đề nghị đăng ký thường trú) để kiểm tra, xác minh và đề nghị cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Bộ Công an xem xét cấp văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú đối với trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng (nếu có).

  • Chuyển hồ sơ đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở hoặc hồ sơ đề nghị xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú đến Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, giải quyết theo quy định (nếu có).

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (Mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký;

Tải Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Mẫu CT05 tại đây

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (Mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký.

Tải phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ Mẫu CT06 tại đây

Bước 4: Cá nhân nộp lệ phí đăng ký thường trú theo quy định.

Bước 5: Trả kết quả.

Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Thời gian giải quyết

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú và Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở đến cơ quan đăng ký cư trú thì thời hạn giải quyết đăng ký thường trú được tính từ khi cơ quan đăng ký cư trú nhận được kết quả xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí