Quyền lập di chúc định đoạt giá trị được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Ngày 05 tháng 02 năm 2020 vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao căn cứ Quyết định giám đốc thẩm số 58/2018/DS-GĐT ngày 27/9/2018 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án dân sự “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” tại tỉnh Vĩnh Phúc giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Y với bị đơn là Phòng công chứng M; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn D1, Toà án đã thông qua Án lệ số 34/2020 về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp bị Nhà nước thu hồi có bồi thường. Theo đó, nội dung vụ án cụ thể như sau:

  1. Cụ D và cụ C chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Sau đó, cụ D chung sống với cụ H, sinh ra ông D1.

  2. Ngày 16/12/2009, cụ C lập di chúc để lại một phần tài sản là bất động sản tại thửa đất số 38 cho ông D1. 

  3. Ngày 15/01/2011, cụ D lập di chúc tại phòng công chứng M để lại phần tài sản của mình tại thửa đất trên cho ông D1. Khi Nhà nước thu hồi, ông D1 được đứng tên và nhận tiền bồi thường. 

  4. Sau khi cụ D và cụ C chết, ngày 26/01/2011, phòng công chứng M có văn bản công bố di chúc của cụ C và cụ D đối với di sản của hai cụ là thửa đất số 38.

  5. Năm 2013, ông Y khởi kiện cho rằng thửa đất số 38 ông đã mua của cụ C từ năm 1987. Đến năm 1998, hai bên lập giấy bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc phòng công chứng M công chứng di chúc của cụ D, văn bản công bố di chúc của hai cụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình ông, nên ông khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố các văn bản công chứng trên vô hiệu.

  6. Theo quyết định giám đốc thẩm, thửa đất trên là tài sản chung của cụ C và cụ D. Tuy nhiên, các tài liệu do ông Y xuất trình thể hiện chỉ có cụ C chuyển nhượng cho ông Y mà chưa có ý kiến của cụ D. Trường hợp chỉ cụ C tự ý định đoạt tài sản chung của hai cụ mà không có sự đồng ý của cụ D thì cần xem xét tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng. Quá trình giải quyết vụ án, tòa sơ thẩm, phúc thẩm tuyên bố các văn bản công chứng vô hiệu là chưa đủ căn cứ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông D1. Vì vậy, quyết định giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại Hà Nội đã hủy hai bản án sơ và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Vĩnh Yên xét xử lại theo quy định.

  7. Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38 đã bị thu hồi theo quyết định số 1208 năm 2010 của UBND TP Vĩnh Yên. Dù vậy, giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai. Do đó, hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.

Xem thêm: https://luatsulh.com/phap-luat/dich-vu-luat-su-tu-van-tranh-chap-dat-dai-gioi-tai-tphcm-1110.html

Ngày 25/02/2020, Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25/02/2020 công bố Án lệ 34/2020/AL sẽ được áp dụng trong xét xử từ ngày 15/04/2020, với nội dung án lệ là:

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[5]... di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1...”

Án lệ 34/2020/AL trên Trang điện tử án lệ của Toà án nhân dân tối cao

Quý độc giả đón đọc đầy đủ nội dung của Án lệ tại theo đường link dưới đây:

https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND104200

Ngoài Án lệ số 34/2020/AL nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao còn công bố thêm 7 án lệ, nâng tổng số án lệ tại Việt Nam lên 37. Cụ thể, tại Quyết định 50/QĐ-CA năm 2020 ngày 25/02/2020, các án lệ vừa được thông qua, bao gồm:

  • Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông.

  • Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ là quyền tài sản.

  • Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.

  • Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài.

  • Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường.

  • Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng.

  • Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ.

  • Án lệ số 37/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2020

***********

Xem thêm: Phân biệt bồi thường khi nhà nước thu hồi đất và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

Mọi ý kiến cần tư vấn, trao đổi xin vui lòng liên hệ về chúng tôi tại:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí