Quyền im lặng của bị can bị cáo trong tố tụng hình sự

Quyền im lặng của bị can bị cáo trong một vụ án hình sự được xem là vấn đề pháp lý quan trọng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền im lặng, Luật sư LHLegal sẽ giải thích cụ thể trong bài viết này.

Quyền im lặng là gì?

Quyền im lặng là quyền hợp pháp được công nhận một cách rõ ràng hoặc theo quy ước trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới. Theo đó quyền này cho phép người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại mình hay tự buộc mình có tội.

Quyền im lặng là quyền mà bị can, bị cáo, người bị bắt, bị tạm giữ có được giữ im lặng mà không đưa ra lời khai chống lại mình

Quyền im lặng của bị can, bị cáo tuy chưa được ghi nhận trực tiếp và trở thành một điều luật độc lập nhưng xét về mặt nội dung quyền im lặng được gián tiếp ghi nhận trong Hiến pháp 2013, các văn bản như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và các văn bản dưới luật khác.

Tại khoản 1 Điều 31 của Hiến pháp có quy định:

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

Hay điểm e khoản 1 điều 58, điểm c khoản 2 điều 59, điểm d khoản 2 điều 60, điểm h khoản 2 điều 61 đều quy định “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã; người bị tạm giam, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận có tội”. 

Ý nghĩa quyền im lặng của bị can, bị cáo

Ý nghĩa về mặt xã hội

Quyền im lặng giúp tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác điều tra, truy tố và xét xử. Quyền im lặng đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và xã hội đối với việc:

  • Góp phần tôn trọng và bảo vệ quyền con người;

  • Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

  • Đảm bảo dân chủ, xét xử công bằng, đúng tội, đúng người, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để bỏ lọt tội phạm.

Việc mở rộng quyền cho bị cáo, bị can là xu hướng tiến bộ trong nền xã hội tiến tới dân chủ, công bằng về quyền con người được đề cập cao hơn.

Ý nghĩa về mặt pháp lý

Để hạn chế việc mớm cung, bức cung và nhục hình và để tránh tình trạng oan sai nên quyền của bị can, bị cáo được mở rộng hơn cũng là xu hướng tốt. Theo đó họ sẽ có cơ hội để bảo vệ mình, tránh được những sai sót từ lời khai ban đầu trong điều kiện bị hạn chế quyền công dân.

Khi thực hiện quyền này, bạn cáo, bị can được đảm bảo thực hiện các quyền bào chữa, tự bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Quy định về quyền im lặng của bị cáo, bị can nhằm đảm bảo tính minh bạch của pháp luật 

Để hạn chế việc bức cung, mớm cung và nhục hình và để tránh tình trạng oan sai. Quyền của bị can, bị cáo được mở rộng hơn cũng là xu hướng tốt. Họ sẽ có cơ hội để tự bảo vệ mình, tránh được những sai sót từ lời khai ban đầu trong điều kiện bị hạn chế quyền công dân. Với việc ghi nhận và thực hiện quyền này, bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện các quyền bào chữa, tự bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Hiến Pháp và pháp luật. Quy định về quyền im lặng của bị can, bị cáo nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo sự nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung.

Quyền im lặng sẽ hạn chế được việc nhục hình, bức cung, mớm cung và tránh tình trạng oan sai

Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Giai đoạn tố tụng nào bị can, bị cáo sử dụng quyền im lặng?

Thực tế trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam, quyền im lặng được người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo sử dụng rất ít. Qua nghiên cứu cho thấy, quyền im lặng sẽ được bị cáo sử dụng ở những trường hợp sau:

  • Vụ án đang được dư luận quan tâm, cơ quan ngôn luận đưa tin, bình luận trái chiều.

  • Bị can, bị cáo không nhận tội, có nhiều luật sư tham gia.

  • Có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lý vụ án: Có tội, không có tội, khác nhau về chứng cứ, tội danh,...

  • Thời điểm các bị cáo dùng quyền im lặng là lúc vụ án được đưa ra xét xử, khi biết mình bị viện kiểm sát truy tố theo điều khoản cụ thể của bộ luật hình sự. Ở đây bị cáo, luật sư dùng quyền im lặng nhằm chống lại cáo buộc của viện kiểm sát.

Quyền im lặng được tận dụng triệt để trong vụ án liên quan đến Trương Hồ Phương Nga

Các bạn có nhớ vụ án hình sự liên quan đến hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ không? Sau vụ án tốn nhiều giấy mực đó thì dư luận, cộng đồng mới biết tới cái gọi là “quyền im lặng”, quyền này đã được Trương Hồ Phương Nga tận dụng triệt để bằng nhiều câu nói như: “Bị cáo bị điều tra viên mớm cung. Bị cáo không tin vào Viện kiểm sát. Bị cáo sợ nếu khai ra tất cả chứng cứ sẽ bị hủy”.

Ngay cả Thạc sĩ Nguyễn Minh Sơn (Viện KSND cấp cao tại TP.HCM) cũng nhận định: “Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, khi quyền im lặng có hiệu lực thi hành đã được bị cáo Trương Hồ Phương Nga áp dụng triệt để và đây có thể xem là trường hợp đầu tiên bị cáo sử dụng quyền này trong lịch sử tố tụng hình sự của VN, để thấy rằng “im lặng” không còn là ngoan cố mà là cách bị can, bị cáo bảo vệ mình trước nguy cơ mớm cung, ép cung”.

Quyền im lặng đã được bị cáo Trương Hồ Phương Nga áp dụng triệt để

Việc bị can dùng quyền im lặng và cơ quan điều tra sau khi không chứng minh được tội phạm. Tòa buộc phải tuyên đình chỉ vụ án này. Sự thành công của việc sử dụng quyền im lặng trong vụ án này được coi là một bài học rất đáng quý trong việc thay đổi quan điểm tố tụng ở Việt Nam. Đây là một vụ án điển hình thể hiện quan điểm cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng triệt để.

Có thể thấy pháp luật đã quy định bị can, bị cáo có quyền tự chủ trong việc khai báo; “trình bày lời khai” là quyền của bị can, bị cáo mà không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Hay hiểu đơn giản bị can bị cáo quyền trả lời đúng với những câu hỏi cơ quan điều tra đặt ra và im lặng nếu cảm thấy câu trả lời có xu hướng mớm cung, lệch lạc sự thật gây bất lợi cho mình.

Vậy nếu bị can, bị cáo cứ “ngoan cố" hòng dùng quyền im lặng để thoát tội thì có làm khó cho cơ quan tiến hành tố tụng không? hay như vậy sẽ trở nên vô tội không? Câu trả lời là không bởi lời khai của bị cáo chỉ là một trong những chứng cứ buộc tội nên khi bị cáo không khai báo sẽ không làm khó người tiến hành tố tụng, nếu các chứng cứ, lời khai người liên quan, người làm chứng và các cơ sở buộc tội khác vững chắc.

Trên đây là những nội dung liên quan đến quyền im lặng của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Nếu quý độc giả còn thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn pháp lý, tư vấn luật hình sự hãy liên hệ ngay luật sư chuyên án hình sự LHLegal thông qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí