Quy định về xử phạt vi phạm bản quyền mới nhất

Bản quyền là gì?

Theo nghĩa thông thường, bản quyền (hay còn gọi là quyền tác giả) dùng để miêu tả các quyền lợi mà tác giả có được từ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của họ.

Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (sau đây gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ) quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Quy định về xử phạt vi phạm bản quyền mới nhất

Các tác phẩm được Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả bao gồm (Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ):

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;

- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Các hình thức xâm phạm bản quyền

Hành vi xâm phạm quyền tác giả là những hành vi cố ý hoặc vô ý của các cá nhân, tổ chức xâm phạm bất kỳ một quyền nào của quyền tác giả đang được pháp luật bảo hộ. Ví dụ: vi phạm bản quyền facebook; vi phạm bản quyền hình ảnh; vi phạm bản quyền phát sóng trực tiếp;...

Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.

Điều kiện để một hành vi được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP):

- Đối tượng bị tác động là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ;

- Có hành vi xâm phạm đến đối tượng được bảo hộ;

- Người thực hiện hành vi xâm phạm không phải là chủ sở hữu quyền tác giả và không thuộc các trường hợp được luật sở hữu trí tuệ cho phép sử dụng tác phẩm;

- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam: hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam. Ví dụ: vi phạm bản quyền facebook; vi phạm bản quyền hình ảnh; vi phạm bản quyền phát sóng trực tiếp;...

Xử phạt vi phạm bản quyền mới nhất?

Hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền facebook; vi phạm bản quyền hình ảnh; vi phạm bản quyền phát sóng trực tiếp;... xảy ra khá phổ biến và rất khó kiểm soát. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Áp dụng biện pháp dân sự

Chủ sở hữu quyền tác giả khi phát hiện có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả của mình có thể áp dụng các biện pháp sau (Khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ):

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khi khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp dân sự sau đây (Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ):

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây (Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ): Thu giữ; Kê biên; Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

Xử phạt vi phạm hành chính

Người nào có hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 131/2013/NĐ-CP.

Một số hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan thường thấy như:

- Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP): biểu hiện bởi hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm, xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Mức xử phạt có thể từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng (Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP): biểu hiện bởi hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng, biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Mức xử phạt có thể từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc dỡ bỏ các bản sao bản ghi âm, ghi hình.

- Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng (Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP): biểu hiện bởi hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Mức xử phạt có thể từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm.

- Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm (Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP): biểu hiện bởi hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Mức xử phạt có thể từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Mặt khác, đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

Xử lý trách nhiệm hình sự

Ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Đối với cá nhân, mức xử phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nặng nhất là bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Mức xử phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Nặng nhất là bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, có thể phạt bổ sung số tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dịch vụ Luật sư giỏi tại TP.HCM

Luật sư và Cộng sự Công ty Luật TNHH LHLegal

Trên đây là toàn bộ phân tích của LHLegal về “Quy định xử phạt vi phạm bản quyền mới nhất”. Nếu bạn đọc có thắc mắc thêm về vấn đề này hoặc các lĩnh vực khác như hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,…; cần tư vấn pháp luật, hỗ trợ soạn đơn thư, chứng từ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước tòa thì hãy liên hệ với chúng tôi qua cách thức sau:

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí