Quy định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì? Pháp luật cho phép vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không? Khi vợ chồng cãi vã nhưng chưa đến mức ly hôn nhưng một trong hai bên muốn lấy một phần tài sản chung để giải quyết vấn đề riêng thì có được phân chia tài sản không? Bạn hãy xem ngay bài viết này để được giải đáp.

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Cụ thể: Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh riêng cũng như để đảm bảo quyền sở hữu cá nhân theo quy định tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thừa nhận và quy định về nội dung chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ở điều 38 luật này.

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Theo luật định thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hình thức phân chia tài sản chung của vợ chồng

Khoản 2 điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng phải lập thành văn bản. Và văn bản này phải được công chứng theo quy định của pháp luật đối với các loại tài sản như: Động sản phải đăng ký quyền sở hữu

Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng phải lập thành văn bản

Bất động sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,v.v…

Còn đối với các loại tài sản khác thì không bắt buộc công chứng, mà chỉ là do thỏa thuận giữa hai vợ chồng, hoặc theo yêu cầu của một bên muốn công chứng văn bản phân chia tài sản chung này.

Bên cạnh đó, khi vợ chồng có nguyện vọng phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không thỏa thuận được, thì vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung (Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Khi đó Quyết định hoặc Bản án về việc phân chia tài sản chung đó được xem như hình thức hợp pháp của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Xem thêm: https://luatsulh.com/phap-luat/dich-vu-luat-su-gioi-ly-hon-o-tp-hcm-1330.html

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Có 2 trường hợp và hai mốc thời điểm có hiệu lực của việc phân chia tài sản chung mà các cặp đôi cần chú ý là:

  • Nếu việc phân chia tài sản được vợ chồng thỏa thuận và lập thành văn bản: Thì thời điểm có hiệu lực sẽ do vợ chồng thỏa thuận và ghi trong văn bản.

  • Nếu văn bản thỏa thuận không xác định rõ thời gian cụ thể => thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày vợ chồng lập văn bản;

(Theo quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Lưu ý: Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. Ví dụ: Liên quan đến tài sản chung là đất đai nhà ở, thì phải được đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu theo đúng quy định pháp luật về đất đai.

  • Nếu trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án phân chia: Thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Việc chia tài sản chung sẽ có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực

Nghe đến đây mọi người sẽ đặt ra một câu hỏi rằng: Liệu có phải lúc nào cũng được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Câu trả lời là không nhé, việc chia tài sản này sẽ bị vô hiệu nếu các cặp đôi gây ảnh hưởng hay nhằm trốn tránh nghĩa vụ như các trường hợp luật quy định dưới đây:

Những trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

(1) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

(2) Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  • Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

  • Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

  • Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

  • Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

  • Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật.

(Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Nếu vợ chồng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thì việc chia tài sản chung bị vô hiệu

Lấy một ví dụ thực tế nhất cho mọi người dễ hiểu hơn về các trường hợp phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu nhé:

Ví dụ: Người chồng có vay một khoản nợ lớn bên ngoài (được xác định là khoản vay riêng của người chồng). Nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ với người thứ ba, hai vợ chồng đã lập thỏa thuận phân chia tài sản chung, theo đó thỏa thuận toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được phân chia theo tỷ lệ 90% thuộc về người vợ, 10% thuộc về người chồng. Rõ xét, đây là thỏa thuận nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức => Nên thỏa thuận này sẽ bị tuyên là vô hiệu.

Xem thêm: Pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn - một số bất cập và giải pháp hoàn thiện

Hậu quả của việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Kể từ ngày việc phân chia tài sản chung có hiệu lực, chế độ tài sản vợ chồng xác định như sau:

  • Tài sản không chia vẫn là tài sản chung vợ chồng, việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

  • Phần tài sản chung được chia; hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác được xác định là tài sản riêng của người đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Ví dụ: Vợ chồng có hai căn nhà, quyết định phân chia mỗi người một căn. Theo đó, các khoản lợi tức phát sinh từ việc cho thuê nhà, kinh doanh nhà trọ liên quan đến căn nhà được chia => sẽ được xác định là tài sản riêng của hai vợ, chồng.

  • Thỏa thuận của vợ chồng không được làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc phân chia tài sản chung vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Mọi người lưu ý là: Từ thời điểm có hiệu lực của phân chia tài sản, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung vợ chồng.

Nếu tài sản không xác định được là thu nhập từ lao động, sản xuất kinh doanh phát sinh từ tài sản riêng thì đây là tài sản chung

Vậy vợ chồng có được quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hay không?

Câu trả lời là có!

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận chấm dứt này được thực hiện như lúc xác lập ban đầu;

Đối với trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt này có hiệu lực, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định chung (theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Phần tài sản đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

(Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Trên đây là toàn bộ nội dung LHLegal muốn giới thiệu đến quý vị và các bạn có liên quan đến vấn đề “Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”. Hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích đến mọi người.

Liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình

Dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại về lĩnh vực hôn nhân gia đình của LHLegal cam kết giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ hôn nhân gia đình gồm:

Tư vấn thủ tục hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình:

Tư vấn hồ sơ, thủ tục, quy trình đăng ký kết hôn; nhận nuôi con nuôi; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; đăng ký giấy khai sinh cho con,...

Tư vấn các vấn đề liên quan đến ly hôn:

  • Tư vấn thủ tục thuận tình ly hôn

  • Tư vấn thủ tục đơn phương ly hôn

  • Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài

  • Tư vấn quy trình, thủ tục giải quyết ly hôn, thẩm quyền nhận đơn ly hôn

  • Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  • Quyền nuôi con, thăm nuôi khi ly hôn

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản gia đình

  • Tranh chấp tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

  • Tranh chấp quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

  • Tranh chấp tài sản hộ gia đình

  • Tranh chấp tài sản dòng họ

Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản sau hôn nhân

  • Tranh chấp tài sản chung sau ly hôn

  • Tư vấn giải quyết nợ chung của vợ chồng sau ly hôn.

Muốn tư vấn về lĩnh vực hôn nhân gia đình thông qua điện thoại vui lòng liên hệ: 1900 2929 01 nhấn phím 3 Đội ngũ Luật sư, Luật gia, Chuyên gia tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH LHLegal luôn sẵn sàng trực máy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc pháp lý của quý khách trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí