Quy định pháp luật hình sự đối với hành vi đầu cơ thuốc điều trị Covid-19

Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao  ra Công văn 45

Để có câu trả lời cho câu hỏi trên thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ra Công văn số 45/TANDTC-PC (“Công văn 45”) ngày 30 tháng 03 năm 2020 hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh, cụ thể xác định tội danh theo Bộ luật hình sự nhằm góp phần ngăn chặn sự phức tạp của dịch bệnh cũng như có văn bản hướng dẫn về việc xác định tội danh liên quan đến phòng, chống dịch Covid 19.

Căn cứ vào điểm 1.8 Điều 1 Công văn 45 quy định: “Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (“Bộ luật hình sự”)”.

Người có hành vi mua vét hàng hóa nhằm thu lợi bất chính sẽ bị xử lý về tội đầu cơ

>>> Hình thức xử lý đối với hành vi sử dụng chất ma túy

>>> Khách thuê phòng sử dụng ma túy thì chủ nhà có bị truy cứu trách nhiệm không?

>>> https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html

Quy định pháp luật đối với hành vi đầu cơ thuốc Covid-19

Đồng thời, căn cứ theo Công văn 6145/BYT-QLD ngày 30 tháng 07 năm 2021 về việc Đảm bảo cung ứng, bình ổn giá thuốc phòng, chống Covid-19 và Quyết định số 2626/QĐ-BYT về việc ban hành Danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều trị người bệnh Covid-19 ngày 28 tháng 5 năm 2021 của Bộ y tế thì các loại thuốc trị Covid 19 là các mặt hàng được quy định là hàng hóa bình ổn giá.

Theo đó, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có hành vi găm hàng hoá, đầu cơ thuốc đặc trị, điều trị Covid hay trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch Covid có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 196 Bộ luật hình sự. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù lên đến 15 năm tù. Cụ thể:

Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm 150 hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Như vậy, trong trường hợp cá nhân hay tổ chức có hành vi nêu trên hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự đối với tội đầu cơ hàng hóa theo quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự.

Cá nhân/tổ chức có hành vi vơ vét thuốc Covid nhằm trục lợi cho bản thân sẽ bị xử lý hình sự

Trên đây là nội dung về “Quy định pháp luật hình sự về hành vi đầu cơ thuốc điều trị Covid 19” chúng tôi cung cấp đến Quý khách hàng. Công ty luật LHLegal - Luật sư giỏi và uy tín chuyên tư vấn các vấn đề về dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình và lao động hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của Quý khách hàng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí