Quá trình thi hành án thu hồi tiền lừa đảo trả lại tiền cho nạn nhân

Quá trình này gặp nhiều khó khăn do những kẻ phạm tội thường có hành vi tẩu tán tài sản, sử dụng nhiều thủ đoạn để né tránh trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có các quy định chặt chẽ về thi hành án dân sự và hình sự nhằm đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân trong các vụ án lừa đảo. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về quy trình thi hành án thu hồi tiền lừa đảo, vai trò của cơ quan chức năng, các thách thức gặp phải và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản.

>>> Đã hoàn trả tiền lừa đảo và bị hại rút đơn - Liệu có thoát trách nhiệm hình sự?

>>> Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối - Làm sao để đòi lại tiền

Thi hành án thu hồi tiền lừa đảo và trả lại cho nạn nhân và thời điểm thực hiện

Việc thu hồi tiền lừa đảo và trả lại cho nạn nhân là quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án) thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp tư pháp để cơ quan thi hành án căn cứ vào nội dung bản án/quyết định của Tòa án để hoàn trả tiền lừa đảo cho nạn nhân trong vụ án hình sự. 

Căn cứ đầu tiên để tiến hành hoàn trả lại tiền lừa đảo cho nạn nhân là phần “trách nhiệm dân sự” trong phán quyết cuối cùng của Toà án - phần quyết định dân sự trong bản án hình sự. Hoạt động trả lại tiền lừa đảo cho nạn nhân thực chất là thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thi hành trên thực tế.

Do đó, hoạt động này chịu sự điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2018, 2020, 2022, 2024) (Luật Thi hành án dân sự hiện hành).

Thời điểm thực hiện việc thi hành: Khi bản án có hiệu lực, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành việc thi hành án, xử lý số tiền bị lừa đảo, trả lại cho nạn nhân (Điều 36 Luật Thi hành án dân sự hiện hành.

Thẩm quyền thực hiện quá thi hành án thu hồi tiền lừa đảo

Căn cứ Điều 13 Luật Thi hành án dân sự hiện hành, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện quá thi hành án thu hồi tiền lừa đảo là cơ quan thi hành án. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:

1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:

a) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;

b) Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan thi hành án dân sự:

a) Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);

b) Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);

c) Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).

Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.

Người có nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định là Chấp hành viên (có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp), do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

Người tham gia trong quá trình thi hành án thu hồi tiền lừa đảo

Trong quá trình thi hành án trả lại tiền lừa đảo cho nạn nhân có các chủ thể quan trọng: 

  • Người được nhà nước giao nhiệm vụ điều phối, giám sát thi hành bản án: Chấp hành viên;

  • Người được thi hành án: người được bồi thường thiệt hại/được trả lại tiền lừa đảo theo bản án, quyết định (thường là nạn nhân trong vụ lừa đảo) (khoản 2 Điều 3, Điều 7 Luật Thi hành án dân sự hiện hành);

  • Người phải thi hành án: người có nghĩa vụ trả lại tiền cho người được thi hành án (thường là bị cáo trong vụ án) (Khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự hiện hành).

Quy trình thi hành án trả lại tiền lừa đảo cho nạn nhân

Khi bản án có hiệu lực, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành các bước sau:

  • Xác minh tài sản của bị đơn: Cơ quan thi hành án điều tra, xác minh tài sản của kẻ lừa đảo để có căn cứ cưỡng chế thi hành án.

  • Ra quyết định thi hành án: Sau khi xác minh, cơ quan thi hành án ban hành quyết định cưỡng chế tài sản, phong tỏa tài khoản hoặc tịch thu tài sản để bồi thường cho nạn nhân. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án hoặc nhận được bản án, quyết định của Toà án. Nội dung quyết định bao gồm: Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban hành bản án, quyết định; tên, địa chỉ của người phải thi hành án, người được thi hành; phần nghĩa vụ phải thi hành án; thời hạn tự nguyện thi hành án. (Điều 36 Luật Thi hành án dân sự hiện hành).

  • Thực hiện cưỡng chế thi hành án: Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế tài sản theo luật định với các biện pháp như kê biên, phát mãi tài sản (khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành án dân sự hiện hành).

Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế tài sản

Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản lừa đảo

Để tăng cường hiệu quả thi hành án trong các vụ lừa đảo, cần thực hiện các giải pháp sau:

  • Nâng cao năng lực của cơ quan thi hành án: Tăng cường đội ngũ cán bộ, cải tiến quy trình làm việc để đẩy nhanh tiến độ thu hồi tài sản.

  • Tăng cường áp dụng biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản ngay từ giai đoạn điều tra: Cơ quan điều tra cần kịp thời xác minh tài sản, phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản ngay khi vụ án được khởi tố, mở rộng phạm vi điều tra tài sản để phát hiện sớm các hành vi tẩu tán tài sản.

  • Siết chặt chế tài với hành vi tẩu tán tài sản: Quy định chặt chẽ hơn về giao dịch tài chính của bị can trong quá trình điều tra.

  • Hợp tác quốc tế trong thi hành án: Xây dựng cơ chế phối hợp để truy tìm tài sản và thu hồi tài sản ở nước ngoài khi cần thiết.

  • Giảm thiểu thủ tục hành chính để hạn chế thủ tục rườm rà khiến tội phạm thực hiện hành vi tẩu tán tài sản.

  • Đẩy mạnh áp dụng công nghệ để truy vết tài sản.

  • Xử lý nghiêm đối với các hành vi tiếp tay cho việc tẩu tán tài sản, mở rộng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người tẩu tán tài sản, người tiếp nhận tài sản phạm tội.

Thi hành án thu hồi tiền lừa đảo và trả lại cho nạn nhân là một quy trình quan trọng nhằm đảm bảo công bằng và quyền lợi cho người bị hại. Tuy nhiên, việc này còn gặp nhiều khó khăn do hành vi tẩu tán tài sản, quá trình xử lý kéo dài và thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực thực thi và có các giải pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản từ sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả thi hành án, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nạn nhân trong các vụ lừa đảo.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí