Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự?

>>> Tham ô tài sản là gì? Người phạm tội tham ô bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

>>> Hành vi tham ô tài sản trong doanh nghiệp tư nhân và rủi ro tiềm ẩn

Tội tham ô tài sản là gì?

Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội tham ô tài sản như sau: 

“Điều 353. Tội tham ô tài sản

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Như vậy, tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. 

Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm. 

Đồng thời, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội nhận hối lộ là gì?

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau: 

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Như vậy, tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Tội nhận hối lộ là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận lợi ích cho bản thân hoặc cho người khác, tổ chức khác

Người phạm tội nhận hối lộ có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm.

Đồng thời, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân biệt tội tham ô tài sản và nhận hối lộ

Tiêu chí

Tội tham ô tài sản

Tội nhận hối lộ

Cơ sở pháp lý

Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Khái niệm

Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý

Tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Khách thể

Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý tài sản

- Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức;

- Ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đối tượng tác động

Đối tượng tác động là tài sản phải thỏa mãn các đặc điểm: 

- Tài sản của nhà nước, tài sản của tổ chức

- Tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý

Đối tượng tác động của tội nhận hối lộ bao gồm 02 loại: 

- Các giá trị vật chất: tiền, tài sản tính được bằng tiền.

- Các giá trị phi vật chất.

Hành vi

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng mọi hình thức, mọi thủ đoạn.

Hành vi phức tạp bao gồm 02 dấu hiệu như sau:

- Dấu hiệu 1: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sẽ nhận hoặc đã nhận của hối lộ bất kỳ hình thức nào.

- Dấu hiệu 2: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Chủ thể

Chủ thể là người có chức vụ quyền hạn có trách nhiệm quản lý tài sản.

Chủ thể của tội nhận hối lộ là người trực tiếp giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ.

Cấu thành tội phạm

Tội tham ô tài sản cấu thành khi: 

- Tài sản tham ô có giá trị từ 2.000.000 đồng

- Nếu tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì phải có dấu hiệu mà Bộ luật Hình sự quy định.

Tội nhận hối lộ cấu thành khi:

- Của hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng;

- Nếu của hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì phải có dấu hiệu khác được Bộ luật Hình sự quy định. 

Mục đích

Chiếm đoạt tài sản

Làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Hậu quả pháp lý

Gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức

Gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân

Việc phân biệt tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ là rất quan trọng trong thực tiễn xét xử, nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm và bảo vệ lợi ích công bằng trong xã hội. Hai tội phạm này đều phản ánh sự suy thoái đạo đức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, gây tổn hại đến uy tín của bộ máy Nhà nước. Do đó, việc hiểu rõ các dấu hiệu đặc trưng của từng tội danh không chỉ giúp nâng cao nhận thức pháp luật mà còn đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng và xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả.

Nếu bạn hoặc người thân gặp khó khăn liên quan đến các vấn đề pháp lý hình sự, việc tìm đến một luật sư chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết. LHLegal tự hào là đơn vị tư vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp uy tín, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tận tâm và am hiểu sâu sắc pháp luật hình sự. Chúng tôi cam kết mang lại giải pháp tối ưu, đảm bảo sự công bằng và quyền lợi chính đáng cho khách hàng. Nếu Quý khách hàng cần thuê luật sư hình sự LH Legal hãy liên hệ qua những cách thức sau để được các Luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí