Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích làm chết người

>>> Phân biệt 4 loại tội phạm theo quy định của bộ Luật hình sự hiện hành

Tội giết người và Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) là hai loại tội danh mà việc xác định tội trong thực tiễn rất mong manh và khó phân biệt. Trong bài viết này Công ty Luật LHLegal – Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về hình sự sẽ lý giải vì sao cùng là hành vi đánh chết người nhưng có trường hợp bị truy cứu tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người nhưng lại có người lại bị truy tố tội Giết người cũng như giúp bạn phân biệt và hiểu rõ hai loại tội này.

Pháp luật hình sự quy định về Tội giết người

Điều ​​123 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Pháp luật hình sự quy định về Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người được quy định tại Điều 134 bộ luật hình sự 2015

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người

Tội giết người có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình

Tội Giết người theo điều 123 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tuy nhiên, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (sau đây gọi gọn là tội Cố ý gây thương tích) dẫn đến hậu quả chết người theo khoản 5 điều 134 Bộ luật Hình sự thì khung hình phạt từ 7 năm đến 14 năm tù. Nếu làm chết từ hai người trở, khung hình phạt là từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Có thể thấy, cùng dẫn đến hậu quả chết người nhưng nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tội Giết người sẽ bị có hình phạt nặng hơn tội Cố ý gây thương tích. Hai hành vi phạm tội này có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Mục đích phạm tội 

Tội Giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể của nạn nhân (không mong muốn nạn nhân chết). Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

Ví dụ: Trong vụ án nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi là chỉ gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ. Ví dụ người thực hiện phạm tội chỉ tấn công ở các phần tay, chân mà không tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể bị hại gây khả năng dẫn đến chết người. Tuy nhiên việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của thực hiện tội phạm thế nên người này sẽ bị truy cứu tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”. Còn nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội là tước đoạt tính mạng của người khác thì được xác định là phạm tội giết người.

Mức độ và cường độ tấn công

Việc xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công nhằm phân biệt hai tội danh này là rất quan trọng trọng.

Tội Giết người: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

Tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục, cường độ tấn công nhẹ hơn.

Ví dụ: Anh B và Anh N có xảy ra mâu thuẫn, khi gặp nhau tại quán cà phê đầu làng  hai đã có xô xát, Anh B đã đấm Anh N ngã xuống nền, mặc dù được mọi người can ngăn nhưng B đã xô những người ngăn cản và nói “Ai can sẽ bị đánh chết” sau đó B tiếp tục tấn dùng chân đá 03 phát vào đầu N và đá liên tiếp vào bụng N cho đến khi bất tỉnh. Sau đó được mọi người can ngăn và đưa đi cấp cứu nhưng N đã chết trên đường đi vì chấn thương sọ não.

Trong tình huống trên rõ ràng các hành vi của B có mức độ tấn công liên tục, cường độ tấn công mạnh, tuy mọi người can ngăn nhưng B vẫn tấn công điều này thể hiện được hành vi của B là hành vi Giết người.

Như vậy, việc căn cứ vào mức độ tấn công nhanh hay chậm, cường độ tấn công mạnh hay yếu để nhằm xác định đâu là hành vi phạm tội Giết người và hành vi Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người là dấu hiệu quan trọng để nhằm phân biệt hai tội danh này.

Xác định vị trí tác động trên cơ thể nạn nhân

Xác định vị trí tác động để nhằm phân biệt hai loại tội phạm này trong thực tiễn cần căn cứ vào vị trí tấn công trên cơ thể, có thể xác định các vị trí như vùng đầu, vùng ngực, bụng….đây được xem là những vị trí trọng yếu trên cơ thể. 

Tội Giết người: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thể dễ dẫn đến chết người, như là vùng đầu, ngực, bụng,...

Tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người, như là vùng vai, tay, chân…

Vị trí tác động trên cơ thể của tội giết người thường là những vị trí trọng yếu

Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác

Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.

Yếu tố lỗi

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.

Tội Giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra

Tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Việc đánh giá, phân tích và nghiên cứu các quy định của pháp luật để phân biệt hai tội danh này rất quan trọng trong quá trình điều tra, thực hành quyền công tố.

Infographic phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích làm chết người

Liên hệ dịch vụ luật sư giỏi hình sự tại TP. Hồ Chí Minh

Nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý một cách nhanh chóng, kịp thời và thuận tiện nhất cho người dân. LHLegal nhận tư vấn tất cả cả lĩnh vực các vấn đề pháp lý thông qua nhiều hình thức:

  • Tư vấn qua tổng đài tư vấn pháp luật: Khách hàng gọi hotline 1900 2929 01 nhấn phím 1 để gặp Luật sư giỏi lĩnh vực nhà đất.

  • Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý khách hàng có thể gửi thông tin cần tư vấn thông qua email: Hoa.Le@LuatsuLH.com; LHLegal.Mar@LuatsuLH.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử. (Phí Đặt lịch hẹn gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: Khách hàng có thể đặt lịch hẹn gặp luật sư tư vấn trực tiếp thông qua https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Công ty Luật TNHH LHLegal sở hữu đội ngũ Luật sư giỏi hình sự sẵn sàng cung cấp dịch vụ pháp lý hoàn hảo. Chúng tôi không phân biệt khách hàng của mình là ai mà chúng tôi sẽ quan tâm đến việc chúng tôi đang bảo vệ cái gì. Khi bạn cần thuê luật sư hình sự LHLegal hãy liên lạc với chúng tôi qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh  nhất:

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí