Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã chính thức quy định 01 chương riêng về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS). Cụ thể tại chương IV Bộ luật hình sự 2015 quy định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm: Sự kiện bất ngờ; tình trạng không có năng lực hành vi dân sự; phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên.

Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?

Loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.

Theo đó, loại trừ trách nhiệm hình sự được hiểu là hành vi không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên loại sự trách nhiệm hình sự sẽ có nội dung cụ thể hơn còn hành vi không cấu thành tội phạm chỉ yếu chỉ mang tính lý luận.

Loại trừ trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với việc được miễn trách nhiệm hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp người phạm tội lẽ ra phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vì có lý do chính đáng nên được miễn. Còn loại trừ trách nhiệm hình sự là người có hành vi không bị coi là phạm tội.

Xem thêm: Miễn trách nhiệm hình sự là gì? Trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự?

Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, sự kiện bất ngờ là trường hợp gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người gây ra hậu quả thiệt hại đó không có lỗi vì họ không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi gây hậu quả. Bản chất pháp lý của sự kiện bất ngờ là người thực hiện hành vi không có lỗi do họ không tự lựa chọn thực hiện hành vi gây thiệt hại. Họ đã không thấy trước được tính chất (hậu quả) nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra.

Ví dụ: Nguyễn Văn A 25 tuổi có hành vi năng lực dân sự đầy đủ đang lái xe đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ thì bỗng nhiên chị B do muốn tự tử nên đột nhiên băng qua đường và bị xe anh A đụng bị gãy chân và thương tật 60%.

Có thể thấy trong tình huống trên mặc dù anh A là người gây thiệt hại, năng lực hành vi dân sự đầy đủ tuy nhiên anh A sẽ không chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thương tật cho chị B. Nguyên nhân do anh A không thể biết và không buộc phải biết chị B muốn tự tử nên băng qua đường va vào xe của anh A. Bên cạnh đó anh A cũng không hề mong muốn việc chị B bị thương xảy ra. Do đó trong tình huống trên là sự kiện bất ngờ Bộ luật hình sự sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự với hành vi gây thương tích của anh A với chị B.

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Anh A mắc bệnh tâm thần. Vào một ngày nọ, anh A lên cơn phẫn nộ, nhân lúc không kiểm soát được hành vi của mình anh đã tưởng tượng người qua đường là người xấu nên đã dùng dao đâm một người qua đường đến chết. Tuy nhiên A lại được loại trừ trách nhiệm hình sự do anh ấy không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Phòng vệ chính đáng thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Ví dụ: Trong đêm tối, A bị một số người gọi ra nơi vắng vẻ rồi dùng chân tay đấm đá túi bụi, A thấy thế phải bỏ chạy, nhưng vẫn bị số người này đuổi theo, sẵn có con dao nhọn trong túi, A lấy ra giơ lên dọa: “thằng nào vào đây tao đâm chết!”. Những người đuổi theo vẫn lao vào để đánh A, liền bị A dùng dao đâm trúng tim một người chết ngay tại chỗ. Nếu xét về phương tiện, A dùng dao còn những người tấn công chỉ dùng chân tay, nhưng nếu xét về mối tương quan lực lượng thì một bên chỉ có một mình A còn bên kia có nhiều người và đặc biệt xét trong hoàn cảnh cụ thể, trong đêm tối hành vi xâm phạm của những người này phải coi là nguy hiểm đến tính mạng sức khoẻ của A, nên hành vi của A được coi là phòng vệ chính đáng.

Tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Trường hợp một thanh niên đang thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em nhưng bị phát hiện, sau đó thanh niên nhanh chóng lấy dao kề vào cổ em bé đó và đòi giết. Một người đàn ông nhanh tay chụp khúc cây đánh mạnh vào vai người thanh niên này (khiến người này bất tỉnh và bị thương tật nhẹ) nhằm mục bảo vệ tính mạng của đứa bé. Như vậy, người đàn ông này được loại trừ trách nhiệm hình sự vì thiệt hại mà ông ấy gây ra nhỏ hơn thiệt hại của người thanh niên chuẩn bị gây ra.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: Thanh niên A đột nhập vào nhà ông H trộm điện thoại và tiền mặt tuy nhiên bị ông H bắt lại được.Ông H gọi ngay cho công an đến, tuy nhiên trong quá trình chờ công an đến người này đã có hành vi chống trả bằng cách đánh ông H và lấy dao đe dọa vì vậy ông H đã dùng cây kế bên cạnh đập mạnh vào đầu A và trói A lại. Như vậy, mặc dù ông H đã có hành động dùng cây đánh vào đầu A gây thương tích cho A nhưng trong trường hợp này ông H không phải là tội phạm.

Xem thêm: Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự liệu có thoát tội?

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

  • Phạm tội “Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

  • Phạm tội “Chống loài người” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

  • Phạm tội “Tội phạm chiến tranh” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

Là một lĩnh vực đặc thù, lực lượng vũ trang có quy định về các sĩ quan, quân nhân, công an,… phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của chỉ huy, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Do tính chất bắt buộc của mệnh lệnh, mà người thi hành buộc phải thi hành mệnh lệnh, thực hiện yêu cầu của người chỉ huy hoặc của cấp trên. Ví dụ trong Luật sĩ quan Quân đội nhân dân năm quy  định về trách nhiệm của sĩ quan tại Điều này như sau:

Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:

  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

  • ……

  • Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

Từ đó, mà Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại trong trường hợp thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Loại trừ trách nhiệm hình sự khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên  chỉ áp dụng đối với những người thuộc biên chế tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân và đang thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; không áp dụng đối với các trường hợp khác, có thể là quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng,…

Đây là trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự cuối cùng được thêm vào trong Bộ Luật hình sự này so với các Bộ Luật hình sự trước đây. Quy định rất rõ ràng, chủ thể không phải là bất cứ người nào mà phải là người trong lực lượng vũ trang nhân dân và người đó phải là người có chỉ huy hoặc cấp trên.

Như vậy, Trên đây là toàn bộ thông tin về 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS hiện hành mà Công ty Luật TNHH LHLegal gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết hữu ích cho người đọc.

Liên hệ dịch vụ luật sư hình sự - Công ty Luật TNHH LHLegal

Nếu có bất cứ vướng mắc pháp lý trong cuộc sống thường nhật cần giải đáp nhanh chóng đừng ngần ngại gọi về Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 2929 01. Luật sư tư vấn luật hình sự LH Legal hội tụ các luật sư giỏi hình sự nhiều năm kinh nghiệm am hiểu về pháp luật hình sự.

Với giá trị cốt lõi mà công ty hướng đến: “Chúng tôi luôn hành động vì sự chính trực và đảm bảo quyền lợi công bằng tối thiểu cho Khách hàng của mình, bất kể đó là cá nhân lẻ loi hay một tập đoàn kinh tế khổng lồ. Chúng tôi không quan trọng Khách hàng của mình là ai mà quan trọng chúng tôi đang bảo vệ cái gì.”

Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, giải quyết các vấn đề về đất đai. Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, cầu thị thì điều LHLegal đặt lên làm đầu. Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức đi lại, tiết kiệm tiền bạc nhưng vẫn hoàn thành được nhu cầu tư vấn mà mình mong muốn.

Đội ngũ chuyên gia pháp lý gồm các luật sư, luật gia dày dạn kinh nghiệm chuyên môn cao, hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực luật hình sự mình đang đảm nhận phụ trách. Đảm bảo các vướng mắc được xử lý nhanh gọn, hiệu quả mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Chi phí cuộc gọi rõ ràng phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng. Với các sự việc phức tạp chúng tôi sẵn sàng trao đổi, gặp gỡ khách hàng trực tiếp và tư vấn chuyên sâu nhưng vẫn đảm bảo hỗ trợ tối đa mức phí.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí