Ngược đãi cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con, cháu sẽ bị xử lý thế nào?

Ngược đãi cha mẹ, ông bà, vợ chồng hay con cháu sẽ bị xử phạt như thế nào? Pháp luật Việt Nam có quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại những đứa con bất hiếu và có hành vi ngược đãi cha mẹ, ông bà của mình. Vậy cụ thể, pháp luật quy định như thế nào?

Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ theo quy định của pháp luật

Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các con như sau:

"Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình."

Ngoài ra tại Điều 71 của bộ luật trên cũng quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng gồm:

"Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ."

Qua đó, con cái không được ngược đãi cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con, cháu. Con cái có nghĩa vụ và bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Ngoài ra, con còn có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ.

Con có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ

Thế nào là ngược đãi ông bà, cha mẹ?

Tại khoản 7.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, hành vi ngược đãi, hành hạ thường thể hiện qua những hành động:

  • Đối xử tàn tệ về ăn, mặc, ở hay về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác như: nhiếc móc, bắt chịu rét, nhịn ăn, uống, mặc rách một cách không bình thường.

  • Có hành vi bạo lực, xâm phạm thân thể người bị hại như giam hãm, đánh đập,... làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.

Theo Thông tư liên tịch trên, đối tượng của hành vi ngược đãi cha mẹ, ông bà gồm: Ông bà ngoại, ông bà nội, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, mẹ kế, cha dượng.

Như vậy, hành vi ngược đãi cha mẹ, ông bà là trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi ngược đãi cha mẹ của con cái có bị xử phạt hành chính hay không?

Khoản 1 Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình:

"Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ" sẽ bị phạt từ 1.500.000 đến 2.000.000."

Tuy nhiên đây chỉ là những hành cấu thành vi phạm hành chính, còn hành vi để cấu thành vi phạm hình sự thì còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của những hành vi nêu trên. Vì vậy pháp luật cần có văn bản hướng dẫn thi hành các hành vi ngược đãi, hành hạ người khác theo Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình sẽ bị phạt từ 1 triệu 5 - 2 triệu đồng

Xem thêm: Tội hành hạ người khác theo điều 140 BLHS 2015

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngược đãi cha mẹ, ông bà

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

  • Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Theo quy định tại Điều 185 BLHS 2015 được hiểu là ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tức là đối xử tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể một cách thường xuyên làm cho những người này bị đau đớn về thể xác đến tinh thần.

Mặt khách quan của hành vi này bao gồm 2 hành vi riêng biệt là hành vi ngược đãi và hành vi hành hạ. Tuy nhiên, các nhà làm luật chỉ khái quát một cách định tính về hành vi này, đó là: "Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu và những người có công nuôi dưỡng mình…". Như vậy, như thế nào là đối xử tồi tệ và như thế nào là hành vi bạo lực? Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có sự thống nhất và chưa có quy định cụ thể về vấn đề này dẫn đến việc gặp khó khăn khi áp dụng thực tế.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

Theo khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, nếu cố ý hành hạ, ngược đãi dẫn đến sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Nếu như tỷ lệ thương tích nặng hơn, người phạm tội sẽ phải chịu mức phạt như:

  • Tỷ lệ thương tích từ 11% - 30%: Phạt tù từ 2-6 năm

  • Tỷ lệ thương tích từ 31% - 60%: Phạt tù từ 5-10 năm

  • Tỷ lệ thương tích trên 61%: Phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân.

Qua đó, nếu hành hạ, ngược đãi ông bà, cha mẹ bằng những hành vi bạo lực gây thương tích thì người phạm tội sẽ bị phạt tù.

Nếu gây thương tích cho cha mẹ, ông bà từ 31-60% sẽ bị phạt từ từ 5-10 năm

Các yếu tố cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ

Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội phạm nói trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời phải là người có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) hoặc quan hệ gia đình hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với người bị hại.

Về mặt khách thể

Tội ngược đãi, hành hạ  ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình xâm phạm đến quan hệ gia đình 

Đối tượng của tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, và người có công nuôi dưỡng mình.

Về mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Về mặt khách quan

Có hành vi đối xử tàn ác đối với người bị hại như đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn… có thể kèm theo việc chửi mắng thậm tệ làm cho họ bị đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, việc đối xử tàn ác không chủ ý gây thương tích hoặc chỉ gây thương tích nhẹ chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Nếu hành vi gây thương tích đến mức độ nhất định đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Liên hệ dịch vụ luật hình sự - Công ty Luật TNHH LHlegal

Công ty Luật TNHH LHLegal với đội ngũ luật sư giỏi về hình sự chuyên tư vấn pháp luật hình sự với trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn luật hình sự một cách nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn bảo mật.

Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tham gia tranh tụng, bào chữa bị can, bị cáo với những luật sư chuyên luật hình sự và bào chữa giỏi. Ngoài ra còn cung cấp dịch vụ tổng đài tư vấn pháp luật, mọi liên hệ vui lòng gọi hotline: 1900 2929 01.

Công ty luật chuyên về hình sự LHLegal với đội ngũ Luật sư giỏi về hình sự và có kinh nghiệm trong việc tư vấn – hỗ trợ pháp luật hình sự, chuyên cung cấp các dịch vụ Luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa các vụ án hình sự cam kết bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đưa ra những cách xử lý triệt để nhất nhằm giảm nhẹ hình phạt.

Vì vậy khi gặp bất cứ vướng mắc gì về pháp luật hình sự hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 2929 01 của chúng tôi. Để được sử dụng dịch vụ, người dân chỉ cần nhấc máy điện thoại lên, gọi theo nhánh máy cần hỗ trợ. 

Dịch vụ tư vấn pháp luật này hoàn toàn miễn phí, khách hàng chỉ cần chi trả cước phí cuộc gọi theo quy định của nhà mạng. Các vấn đề pháp lý đang vướng mắc của bạn sẽ được đội ngũ Luật sư giỏi hình sự của Công ty LHLegal giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để và bảo mật.

Ngoài việc cung cấp dịch vụ tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại thì chúng tôi còn cung cấp dịch vụ luật sư chuyên hình sự uy tín tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng/ trụ sở Công ty Luật TNHH LHLegal.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí