Cha mẹ có được phép lấy lại sổ đỏ đã sang tên cho con không?

>>> Con cái bất hiếu, bố mẹ có đòi lại được đất đã cho?

>>> 4 trường hợp không được phép sang tên sổ đỏ

Quy định về điều kiện để bố mẹ sang tên sổ đỏ cho con?

Để sang tên sổ đỏ cho con, cha mẹ và con phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật thì mới thực hiện thủ tục sang tên được. Cả hai bên cần ký hợp đồng tặng cho đất giữa cha mẹ và con cái. Đây là hợp đồng mà cha mẹ chuyển giao tài sản của mình và chuyển QSDĐ cho các con mà không yêu cầu đền bù. Hợp đồng phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Điều kiện đối với bố mẹ

Tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện để cha mẹ chuyển QSDĐ cho con như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Điều kiện đối với con

Tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ như sau:

“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”

Theo đó nếu con không thuộc các trường hợp trên thì đủ điều kiện để chuyển QSDĐ từ cha mẹ.

Nếu không thuộc trường hợp không được nhận tặng cho thì con có đủ điều kiện để nhận chuyển QSDĐ của cha mẹ

Bố mẹ sang tên sổ đỏ cho con có lấy lại được không?

Hợp đồng tặng cho QSDĐ giữa cha mẹ và con cái là loại hợp đồng đặc biệt. Nó không chỉ được điều chỉnh theo quy định của pháp luật mà còn theo quan hệ huyết thống và đạo đức. Vì vậy không ai muốn có những mâu thuẫn gia đình xảy ra dẫn đến những những cuộc chiến pháp lý tranh chấp tài sản. Tùy vào từng hoàn cảnh, tính chất vụ việc hai bên có thể thỏa thuận rồi đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp giữa họ. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp cha mẹ không thể lấy lại sổ đỏ

Nếu cha mẹ tặng con QSDĐ không có bất kỳ yêu cầu nào, thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, hoàn thành thủ tục sang tên sổ đỏ cho con thì QSDĐ của người con phát sinh hiệu lực kết từ thời điểm đăng ký biến động.

Nếu thuộc trường hợp này, cha mẹ không có cơ sở để đòi lại mảnh đất đã sang tên cho con.

Trường hợp cha mẹ có thể lấy lại nếu vi phạm điều kiện cho tặng

Khi thực hiện hợp đồng tặng cho QSDĐ cho con, cha mẹ có quy định các điều kiện thực hiện khi tặng cho theo Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy khi tặng cho đất, cha mẹ có ghi rõ yêu cầu cho con phải thực hiện nghĩa vụ nhất định. Nghĩa vụ này không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Nếu sau khi tặng cho đất mà người con không thực hiện nghĩa vụ đó thì cha mẹ có quyền đòi lại đất đã tặng cho mặc dù đất đó đã sang tên hay đã có giấy chứng nhận QSDĐ mới.

Nếu vi phạm điều kiện cho tặng, cha mẹ có quyền đòi lại đất đã tặng

Trường hợp cha mẹ có thể lấy lại nếu hợp đồng tặng cho bị vô hiệu

Nếu hợp đồng QSDĐ cho con thuộc trường hợp bị vô hiệu theo quy định của pháp luật thì hợp đồng này không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng. Nghĩa là khi hợp đồng tặng cho vô hiệu thì cha mẹ vẫn có QSDĐ và hợp đồng tặng đất cũng chưa đủ điều kiện để phát sinh.

Trường hợp hợp đồng tặng cho bị vô hiệu gồm:

  • Vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự;

  • Hợp đồng tặng cho nhưng được lập trên cơ sở bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép;

  • Do không tuân thủ quy định về hình thức.

Làm thế nào để cha mẹ lấy lại đất khi đã tặng cho con?

Trường hợp cho tặng không có điều kiện, hợp đồng không vô hiệu thì về nguyên tắc cha mẹ không có căn cứ pháp lý để đòi lại mảnh đất.

Trường hợp hợp đồng có điều kiện mà con cái không thực hiện hoặc hợp đồng bị vô hiệu thì cha mẹ có quyền khởi kiện để đòi lại quyền sử dụng tài sản của mình.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ là Tòa án nhân dân cấp huyện (Theo Điều 26, Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Theo đó, đối với đối tượng tranh chấp là BĐS thì Tòa án nơi có BĐS có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy cha mẹ có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi có đất để yêu cầu đòi lại.

Để khởi kiện, cha mẹ cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện;

  • Các giấy tờ chứng minh kèm theo như: Hợp đồng cho tặng có điều kiện, hình ảnh, tài liệu chứng minh hành vi vi phạm nghĩa vụ của con, giấy tờ chứng minh QSDĐ của cha mẹ.

Khi Tòa tuyên giao dịch tặng cho vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu. Theo đó con phải trả lại đất cho cha mẹ kể cả người được tặng cho QSDĐ là cha mẹ mất thì tài sản đòi lại cho người thừa kế theo quy định pháp luật.

Khi Tòa tuyên bố giao dịch cho tặng vô hiệu thì cha mẹ có thể lấy lại QSDĐ

Những lưu ý khi sang tên sổ đỏ nhà đất cho con

Khi thực hiện việc cho tặng QSDĐ, cha mẹ cần làm rõ các vấn đề sau:

  • Xác định rõ đối tượng tặng đất như cha mẹ tặng riêng cho con trai, con gái hay cả hai vợ chồng con trai, con dâu, con gái, con rể.

  • Xác định hình thức tặng cho: Khi tặng cho QSDĐ, sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất phải lập hợp đồng cho tặng và được công chức rõ ràng.

Trường hợp tặng cho nhà đất bằng miệng không có căn cứ pháp luật để xác nhận quyền sở hữu đối với nhà đất và quyền lợi của người được cho tặng. Khi cha mẹ chẳng may qua đời và không để lại di chúc hợp pháp, những rủi ro về pháp lý có thể xảy ra.

Trên là nội dung “Cha mẹ có được phép lấy lại sổ đỏ đã sang tên cho con không?” hy vọng giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kỳ điều câu hỏi nào khác hay cần tư vấn pháp lý, cần làm giấy tờ nhà đất bạn hãy liên hệ dịch vụ sang tên sổ hồng nhanh LHLegal để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí