Đã trả hết nợ vay thế chấp sổ đỏ nhưng ngân hàng không trả lại sổ phải làm sao?

>>> Trình tự thủ tục làm sổ đỏ cho đất không có giấy tờ theo quy định

>>> Khi chủ đất đòi đưa tiền mới cho mượn sổ đỏ tách thửa thì phải làm sao?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, cách đây 5 năm tôi có thế chấp sổ đỏ để vay tiền tại ngân hàng. Đến nay tôi đã trả đủ, ngân hàng đã có giấy xác nhận nhận đủ tiền và hẹn sau 2 tuần ra lấy sổ đỏ. Nhưng đến nay đã 5 tháng nhưng ngân hàng vẫn hẹn hết hôm này đến hôm khác mà không giao lại sổ đỏ cho tôi. Vậy tôi phải làm sao để lấy lại được sổ đỏ? Tôi có quyền kiện ngân hàng về hành vi trên không? Cám ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư LHLegal, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin để giải đáp thắc mắc của bạn.

Vay thế chấp sổ đỏ là gì?

Vay thế chấp sổ đỏ là cách gọi thông dụng của hình thức người vay dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở để làm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng.

Xem thêm: https://luatsulh.com/phap-luat/dich-vu-lam-so-do-so-hong-tron-goi-nhanh-chong-586.html

Khi đã trả hết nợ ngân hàng có được giữ sổ đỏ không?

Tại Điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc chấm dứt thế chấp tài sản như sau:

“Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.

4. Theo thỏa thuận của các bên.”

Ngoài ra, tại Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp gồm:

“1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.”

Theo đó người đi vay thế chấp sổ đỏ gặp một trong những trường hợp sau thì bên ngân hàng có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật để thu hồi lại tiền cho vay:

  • Không trả được nợ;

  • Trả nợ không đầy đủ, đúng hạn như trong hợp đồng đã ký kết.

Một khi các bên đã tất toán khoản vay, nghĩa là bên vay đã trả hết nợ và ngân hàng đã nhận trả nợ đầy đủ thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ sau khi chấm dứt thế chấp. Vì vậy ngân hàng phải trả lại sổ đỏ cho người vay để họ thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, trường hợp bạn đã trả đầy đủ nợ gồm cả gốc lẫn lãi theo hợp đồng và đã được ngân hàng xác nhận thì bạn có quyền lấy lại sổ đỏ của minh. Nếu như không thể đến trực tiếp tại ngân hàng thì bạn có thể ủy quyền cho người khác thay mặt bạn đến lấy.

Khi đã trả nợ đầy đủ cả gốc lẫn lãi bạn có quyền lấy lại sổ đỏ của mình

Làm gì khi đã trả hết nợ nhưng ngân hàng không trả sổ đỏ?

Căn cứ tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Trong đó quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Dựa trên quy định này có thể hiểu sổ đỏ chỉ là văn bản chứa đựng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Giấy chứng nhận này không coi là tài sản vì ngay cả khi giấy chứng nhận không còn tồn tại thì tài sản vẫn còn, không hề bị chấm dứt.

Do vậy hành vi giữ sổ đỏ của người khác không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành. Nên nếu bạn kiện ngân hàng ra Tòa án thì không giải quyết được vụ việc vì không vi phạm pháp luật.

Xét trên thực tế, trước hết bạn hãy viết đơn yêu cầu Tổng giám đốc ngân hàng giải quyết vấn đề và tìm hiểu lý do tại sao phía ngân hàng lại chậm trả sổ đỏ cho mình. Qua đó bạn sẽ chọn phương thức giải quyết tốt nhất cho mình.

Bạn có thể viết đơn cho Tổng giám đốc ngân hàng giải quyết vấn đề này cho mình

Trên là những thông tin liên quan đến vấn đề trả hết nợ vay thế chấp nhưng ngân hàng vẫn không trả lại sổ đỏ, hy vọng giúp ích được bạn. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần luật sư tư vấn phương thức giải quyết hợp lý giúp lấy lại sổ đỏ nhanh chóng, bạn hãy liên hệ ngay luật sư LHLegal nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí