>>> Thế chấp sổ đỏ: Chủ nợ có quyền bán tài sản?
>>> Bạn mượn xe mang đi thế chấp bị xử lý ra sao?
Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
“Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Theo quy định trên, cầm cố tài sản là việc một bên (hay còn gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (hay còn gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đối tượng của cầm cố tài sản là các loại tài sản, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đồng thời, tài sản bao gồm động sản và bất động sản (có thể bao gồm cả tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai).
Về hiệu lực của cầm cố tài sản, căn cứ Điều 310 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”
Từ quy định trên, hiệu lực của cầm cố tài sản được quy định như sau:
Đối với hợp đồng cầm cố tài sản, hiệu lực sẽ phát sinh từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Lưu ý hiệu lực đối kháng với người thứ ba như sau:
Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Căn cứ theo Điều 312 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 32 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quyền của bên cầm cố tài sản bao gồm:
Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật Dân sự năm 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật. Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Căn cứ theo Điều 311 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản bao gồm:
Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
Giao tài sản cầm cố đúng thỏa thuận là nghĩa vụ của bên cầm cố
Lưu ý về nghĩa vụ giao tài sản cầm cố:
Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn.
Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. Trường hợp này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên.
Trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản. Trường hợp này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên.
Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015, phương thức xử lý tài sản cầm cố bao gồm:
“Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Từ quy định trên, hiện nay có 04 phương thức thanh lý tài sản cầm cố, bao gồm:
Việc bán đấu giá tài sản cầm cố được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Bán đấu giá tài sản là 01 trong 04 phương thức thanh lý tài sản cầm cố
Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và quy định sau đây:
Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.”
Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản
Theo Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm như sau:
Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.
Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Việc thanh lý tài sản cầm cố có thể thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá.
Theo Điều 307 và Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thanh toán số tiền xử lý tài sản cầm cố và thứ tự thanh toán từ số tiền trên được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
Đầu tiên, thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ tài sản cầm cố.
Tiếp theo, thanh toán theo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Cuối cùng, số tiền chênh lệch sau khi đã thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố thì trả lại cho bên bảo đảm.
Số tiền chênh lệch sau khi đã thanh toán các chi phí khác thì trả lại cho bên bảo đảm
Trường hợp 2: Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
Đầu tiên, thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ tài sản cầm cố.
Tiếp theo, thanh toán theo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Lưu ý:
Nếu không còn tiền hoặc số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền thuộc nghĩa vụ thanh toán của bên cầm cố thì xử lý như sau:
Các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm.
Hoặc phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm.
Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến thanh lý tài sản cầm cố, hãy liên hệ ngay đến LHLegal - đội ngũ Luật sư giỏi của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho bạn bất cứ lúc nào.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01