Ký quỹ là gì? Quy định pháp luật về ký quỹ mới nhất

Ký quỹ là gì? Biện pháp bảo đảm bằng hình thức ký quỹ được thực hiện như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ như thế nào? Bài viết này nhằm cung cấp thông tin quy định pháp luật về ký quỹ trong giao dịch dân sự.

Ký quỹ là gì?

Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.”

Theo đó, ký quỹ là một biện pháp bảo đảm mà bên có nghĩa vụ bảo đảm gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.

Qua đó, có thể thấy rằng ký quỹ là một biện pháp bảo đảm thực hiện gồm 03 bên: bên có quyền, bên ký quỹ và tổ chức tín dụng.

Ký quỹ là bên có nghĩa vụ gửi tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa

Nghĩa vụ thanh toán tiền ký quỹ

Căn cứ khoản 2 Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.”

Theo đó, tổ chức tín dụng nơi ký quỹ sẽ là bên thanh toán, bồi thường thiệt hại cho bên có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Cách thực hiện ký quỹ

Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (“Nghị định 21”), Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Bạn có thể thực hiện việc ký quỹ một hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận

Quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ

Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng

Căn cứ khoản 1 Điều 40 Nghị định 21 quy định về các quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong ký quỹ bao gồm:

  1. Hưởng phí dịch vụ;

  1. Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;

  1. Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;

  1. Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;

  1. Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ

Căn cứ khoản 2 Điều 40 Nghị định 21 quy định về quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ bao gồm:

  1. Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;

  1. Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

  1. Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;

  1. Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

  1. Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Bên ký quỹ có nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ

Quyền, nghĩa vụ của bên có quyền trong ký quỹ

Căn cứ khoản 3 Điều 40 Nghị định 21 quy định về quyền, nghĩa vụ của bên có quyền trong ký quỹ:

  1. Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;

  1. Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán;

  1. Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật về ký quỹ trong giao dịch dân sự. Rất mong bài viết hữu ích với Quý Bạn đọc.

Dịch vụ tư vấn pháp luật về kinh doanh thương mại tại LHLegal

Doanh nghiệp nên tìm đến Luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh xảy ra. Với đội ngũ Luật sư giỏi, LHLegal sẵn sàng cung cấp các giải pháp toàn diện an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp.

Với kiến thức và trình độ chuyên môn sâu rộng của mình, các luật sư của chúng tôi luôn xem xét, đánh giá sự việc trên nhiều khía cạnh để giúp doanh nghiệp của bạn hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp tốt nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí