Hướng dẫn viết giấy ủy quyền tranh chấp đất

Tại sao phải ủy quyền tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai được xem là một trong những loại tranh chấp phức tạp nhất. Sau đây là những lý do mà bạn có thể ủy quyền tranh chấp đất đai cho người khác hoặc luật sư.

Khi người có tranh chấp không am hiểu pháp luật về đất đai

Để giải quyết triệt để một vụ tranh chấp đất đai các bên cần phải sử dụng hệ thống đồ sộ các quy định pháp luật đất đai. Ngay cả những cơ quan có thẩm quyền giải quyết đôi khi cũng không thể nắm rõ được hết. Vì vậy mà khi người dân khi tham gia giải quyết tranh chấp đất lại càng khó khăn hơn. Do đó, một khi có tranh chấp đất đai xảy ra, bạn nên tìm đến những người có am hiểu về pháp luật để được hỗ trợ giải quyết tốt nhất.

Khi ủy quyền giải quyết tranh chấp cho những người am hiểu luật như luật sư sẽ giúp bạn đảm bảo được quyền lợi của mình. Không những vậy, việc giải quyết tranh chấp cũng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Khi người có tranh chấp đất đai không có thời gian đi lại

Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai phải trải qua nhiều bước cùng các thủ tục kéo dài. Để cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai không bị gián đoạn, các bên có thể ủy quyền cho người khác. Người được ủy quyền sẽ thay mặt bạn tham gia vào một số hay toàn bộ quá trình làm việc. Theo đó, bên ủy quyền vẫn có thể theo sát cả quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước nhưng lại không làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.

Nếu không có thời gian đi lại, các bên có thể ủy quyền cho người khác để thay mặt bình tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp

Xem thêm: Có được ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai không?

Các thủ tục ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây trước khi ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

  • Một trong các loại giấy tờ nhân thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền sau: Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; Căn cước công dân; Sổ hộ khẩu của bên ủy quyền.

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền trong trường hợp đất đang tranh chấp là tài sản chung của hai vợ chồng; Giấy đăng ký kinh doanh; Giấy tờ thể hiện việc góp vốn là quyền sử dụng đất;…

  • Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

  • Giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác như: Giấy mời; Giấy triệu tập làm việc;…

  • Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai với đầy đủ nội dung đã chuẩn bị sẵn.

Bước 2: Chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, bên ủy quyền cần liên hệ với Văn phòng công chứng; Phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân để chứng thực giấy ủy quyền.

Tại đây, người thực hiện chứng thực sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ yêu cầu chứng thực. Nếu như hồ chưa chưa đầy đủ thì họ sẽ yêu cầu người ủy quyền bổ sung. Ngược lại nếu đã đủ giấy tờ theo quy định thì họ sẽ hướng dẫn người ủy quyền để thực hiện chứng thực. Cùng với đó, người tiếp nhận hồ sơ sẽ giải thích các quy định pháp luật liên quan đến giấy ủy quyền thực hiện chứng thực.

Sau đó người thực hiện chứng thực sẽ tiến hành ký, đóng dấu cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực, ghi vào sổ chứng thực theo mẫu quy định. Cuối cùng bạn tiến hành nộp phí và nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực.

Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất là gì?

Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai là mẫu giấy được cá nhân lập đi ra ủy quyền quyền khiếu nại tranh chấp đất đai cho người khác tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Mẫu giấy ủy quyền phải nêu rõ thông tin cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền, nội dung được ủy quyền và có sự xác nhận của UBND nơi người ủy quyền cư trú.

Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai được các cá nhân sử dụng để ủy quyền cho một người khác có năng lực dân sự đầy đủ như luật sư hay chuyên viên pháp lý,… để giúp họ giải quyết tranh chấp đất đai trong những trường hợp không thể có mặt.

Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai có phải công chứng/chứng thực không?

Luật Công chứng 2014 không quy định bắt buộc trường hợp nào ủy quyền phải công chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính xác thực của giấy ủy quyền. Tránh trường hợp giả mạo việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thường yêu cầu các bên khi thực hiện thủ tục ủy quyền thì phải có xác nhận của phòng công chứng; Văn phòng công chứng; Hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường. 

Thủ tục công chứng giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai không nhất thiết phải tiến hành tại nơi có đất đang tranh chấp. Tùy vào từng trường hợp, việc công chứng này có thể thực hiện tại nơi thuận tiện với điều kiện của các bên. Có thể là nơi ở của người nhận ủy quyền; Nơi ở của người ủy quyền; Hoặc nơi có đất đai đang xảy ra tranh chấp.

Mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai mới nhất

 

Tải mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai tại đây:

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền tranh chấp đất

Dựa theo mẫu giấy ủy quyền như trên có nhiều phần thông tin mà người ủy quyền cần hoàn thiện. Để nắm rõ cách viết, bạn đọc có thể tham khảo nội dung hướng dẫn sau đây.

  • Phần thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền

Ghi đầy đủ thông tin họ tên; Ngày tháng năm sinh; Thông tin trên giấy CMND/CCCD; Địa chỉ cư trú của các bên. Các thông tin này cần ghi chính xác, khớp với giấy tờ nhân thân. Nếu ghi không đúng bên ủy quyền có thể sẽ mất thời gian sửa đổi bổ sung. Phía cơ quan tiếp nhận cũng sẽ trả lại giấy ủy quyền. Thậm chí, không chấp nhận tư cách tham gia giải quyết tranh chấp của người được ủy quyền.

  • Phần căn cứ ủy quyền

Trình bày rõ vụ việc đang được giải quyết tại cơ quan nào. Ghi rõ thông tin hiện trạng thửa đất đang phát sinh tranh chấp. Đây là thông tin cần thiết để xác định lại một lần nữa đối tượng tranh chấp của các bên.  

  • Phần phạm vi ủy quyền

Người ủy quyền cần xác định rõ phạm vi công việc ủy quyền. Có thể là chỉ thực hiện ở một giai đoạn hoặc uỷ quyền tham gia giải quyết tranh chấp vào tất cả các giai đoạn. Các công việc cụ thể mà người được ủy quyền sẽ làm thay cho người ủy quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, người nhận ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi hai bên đã thỏa thuận với nhau. Tránh trường hợp người nhận ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi được ủy quyền.

  • Phần thời hạn ủy quyền

Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên mà việc ủy quyền này có thể chấm dứt khi công việc ủy quyền được thực hiện xong; Hoặc cho đến khi Giấy ủy quyền hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Luật sư và Cộng sự Công ty Luật LHLegal

Trên đây là nội dung "Hướng dẫn viết giấy tranh chấp đất" mà LHLegal gửi đến quý khách hàng.

Khi giải quyết tranh chấp đất đai bằng hình thức khởi kiện sẽ phức tạp, kéo dài nên khởi kiện thường là phương án cuối cùng để giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu khách hàng cần liên hệ Luật sư giỏi nhà đất chuyên giải quyết thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH LHLegal - chuyên tư vấn pháp lý bất động sản thông qua các cách thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí