>>> Hướng dẫn thay đổi người đại diện pháp luật của công ty
>>> Công ty độc quyền, doanh nghiệp độc quyền nhà nước theo quy định pháp luật mới nhất
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về 5 loại hình doanh nghiệp mà chủ thể kinh doanh nào cũng có thể chọn:
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN);
Công ty Hợp danh;
Công ty TNHH một thành viên;
Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
Công ty Cổ phần.
Theo đó, các loại hình trên đều có điểm chung là được thành lập và hoạt động dưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, giữa các loại hình trên đều có một số điểm khác biệt cơ bản chẳng hạn như: chế độ trách nhiệm, số lượng thành viên, cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp…
Thông qua đó, để chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với chủ thể kinh doanh, chúng ta cần xem xét một số ưu và nhược điểm của từng loại hình để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn và chính xác nhất.
Loại hình |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Có cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản. Dễ huy động vốn và hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm vô hạn nên dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác. Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp cho người khác. |
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đó với mọi hoạt động doanh nghiệp (tức là không chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp mà còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình). Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp phải chịu chi trả toàn bộ các khoản nợ bằng tài sản cá nhân của mình. Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. |
Công ty Hợp danh |
Công ty Hợp danh có tư cách pháp nhân. Tài sản của doanh nghiệp tách biệt với tài sản của từng thành viên. Thành viên hợp danh có quyền nhân dân doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc điều hành doanh nghiệp dễ dàng hơn vì thường các thành viên góp vốn đều có sự quen biết từ trước. |
Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp nếu tài sản của doanh nghiệp không đủ để trang trải các khoản nợ. Công ty Hợp danh không được phép phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật. Bị ràng buộc phải chi trả lợi tức cố định. |
Công ty TNHH một thành viên |
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân. Được phát hành trái phiếu. Chủ sở hữu doanh nghiệp có toàn quyền quyết định điều hành các hoạt động của công ty. |
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Không được phát hành cổ phần. Khó huy động vốn. |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân. Được phát hành trái phiếu. Các chủ sở hữu, thành viên chỉ có trách nhiệm về tài sản, nghĩa vụ, các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Số lượng thành viên trong công ty lớn, có thể từ 02 đến 50 thành viên. |
Không được phát hành cổ phần. Không được phép nhân dân công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Giới hạn số thành viên không quá 50 người. |
Công ty Cổ phần |
Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân. Có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. Không bị hạn chế số lượng thành viên. Cơ cấu vốn linh hoạt, dễ huy động nguồn vốn lớn. Người góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. |
Không được phép nhân danh công ty thực hiện các hoạt động mua bán, kinh doanh. Khó điều hành, quản lý vì số lượng thành viên lớn. Mọi quyết định chiến lược phải đảm bảo đúng đắn cả về thủ tục và nội dung theo quy định của Điều lệ, quy chế nội bộ và quy định của pháp luật. |
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)).
Đặc điểm:
Là một loại hình doanh nghiệp;
Không có tư cách pháp nhân;
Do 1 cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ;
Không có tài sản riêng;
Có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn;
Khả năng huy động vốn hạn chế.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
Theo Điều 7 và Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định về một số quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:
Về quyền:
Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm;
Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn;
Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;
Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật;
Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;
…
Về nghĩa vụ:
Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh;
Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này;
Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp;
...
Quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN:
Lĩnh vực tài chính: chủ DNTN tự đăng ký vốn đầu tư và khi quyết định đầu tư cho DNTN bao nhiêu thì tự đăng ký chính xác để cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận lên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Chủ DNTN được quyền sử dụng toàn bộ tài sản và hợp đồng kinh doanh của DNTN.
Chủ DNTN được quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư.
Chủ DNTN được quyền cho thuê hoặc bán DNTN theo quy định tại Điều 191 và 192 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, gồm ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (gọi là thành viên hợp danh) và có thể có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Đặc điểm:
Chủ sở hữu:
Thành viên hợp danh bắt buộc phải có, số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân.
Thành viên góp vốn: không bắt buộc phải có, số lượng không bị giới hạn. Thành viên hợp danh có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Chế độ trách nhiệm:
Thành viên hợp danh: chế độ trách nhiệm vô hạn.
Thành viên góp vốn: chế độ trách nhiệm hữu hạn.
Tư cách pháp lý: có tư cách pháp nhân.
Khả năng huy động vốn: không được quyền phát hành bất kỳ lợi chứng khoán nào đề huy động vốn (khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)).
Công ty hợp danh gồm ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy định tại Điều 181 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) như sau:
Thành viên hợp danh có quyền:
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
…
Thành viên hợp danh có nghĩa vụ:
Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;
Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
…
Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn:
Thành viên góp vốn có quyền:
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;
Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
…
Thành viên góp vốn có nghĩa vụ:
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;
Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Cơ cấu tổ chức: Trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì công ty hợp danh sẽ được tổ chức theo cơ cấu như sau:
Hội đồng thành viên
Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc/tổng giám đốc công ty
Cơ quan khác, phòng ban khác tùy vào điều lệ của công ty.
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Đặc điểm:
Là một loại hình doanh nghiệp;
Có tư cách pháp nhân;
Không được phát hành cổ phần;
Được phát hành trái phiếu.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền:
Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
Quyết định dự án đầu tư phát triển;
Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
Thông qua báo cáo tài chính của công ty;
Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
…
Chủ sở hữu công ty là cá nhân:
Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;
Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
…
Chủ sở hữu công ty có các nghĩa vụ sau đây:
Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
Tuân thủ Điều lệ công ty.
Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Cơ cấu tổ chức: công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Cơ quan khác, phòng ban khác tùy vào điều lệ của công ty.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, không có quyền phát hành cổ phần, do từ 2 đến 50 thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Đặc điểm:
Là một loại hình doanh nghiệp
Có tư cách pháp nhân
Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc pháp nhân: số lượng tối thiểu là 2 và tối đa là 50.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
Khả năng huy động vốn:
Không được quyền phát hành cổ phần;
Được quyền phát hành trái phiếu (trừ trái phiếu chuyển đổi).
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do từ 2 đến 50 thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp
Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022;
Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;
Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022);
…
Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.
Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.
Tuân thủ Điều lệ công ty.
Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
Vi phạm pháp luật;
Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
…
Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng thành viên;
Chủ tịch Hội đồng thành viên;
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Cơ quan khác, phòng ban khác tùy vào điều lệ của công ty.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) như sau:
“Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”
Đặc điểm:
Chủ sở hữu: có thể là cá nhân hoặc tổ chức, số lượng tối thiểu là 03 cổ đông.
Chế độ trách nhiệm: cổ đông trong Công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn (chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp).
Tính tự do chuyển nhượng của cổ phần: công ty cổ phần được quyền tự do chuyển nhượng, nhưng trừ trường hợp sau:
Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022): Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022): Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022): Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Khả năng huy động vốn: được phát hành tất cả các loại chứng khoán bao gồm cổ phần, trái phiếu, các loại chứng khoán khác.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau
Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Cổ đông công ty cổ phần có nghĩa vụ sau:
Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý: theo khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định như sau:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Lưu ý: Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
Về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của từng loại hình đã được hướng dẫn cụ thể tại Chương IV Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp như sau:
Loại hình |
Hồ sơ cần chuẩn bị |
Doanh nghiệp tư nhân |
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. (Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Công ty Hợp danh |
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2. Điều lệ công ty. 3. Danh sách thành viên. 4. Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. (Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Công ty TNHH một thành viên |
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2. Điều lệ công ty. 3. Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. (Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Công ty TNHH hai thành viên trở lên |
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2. Điều lệ công ty. 3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. 4. Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. (Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Công ty Cổ phần |
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. 2. Điều lệ công ty. 3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. 4. Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. (Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) |
Về nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đã được quy định tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động dự kiến;
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) như sau:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp cần phải cân nhắc nhiều yếu tố như: thủ tục thành lập, chi phí thực hiện, vốn điều lệ, cách thức quản trị, chế độ trách nhiệm, có tư cách pháp nhân hay không, số lượng thành viên, cơ cấu tổ chức…
Như vậy, bạn cần xem xét các yếu tố, ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp, thủ tục, hồ sơ đối với từng loại hình… mà chúng tôi đã trình bày để đưa ra quyết định chính xác nhất cho loại hình doanh nghiệp của mình.
Trong trường hợp bạn vẫn chưa xác định được loại hình doanh nghiệp, bạn có thể nhờ đến Luật sư để nhận được tư vấn chính xác nhất. Đội ngũ Luật sư giỏi kinh doanh thương mại của chúng tôi sẽ sẵn sàng cung cấp các giải pháp toàn diện, an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Với những kiến thức và trình độ chuyên môn sâu rộng, chúng tôi luôn xem xét, đánh giá sự việc trên nhiều khía cạnh để bạn có thể lựa chọn loại hình chính xác, đúng đắn và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01