Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình

Tranh chấp đất đai trong gia đình là gì?

Tranh chấp đất đai trong gia đình là tranh chấp giữa 02 hay nhiều bên về quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến sử dụng đất đai. Những người tham gia tranh chấp có thể là vợ/chồng, anh/chị/em, con cháu,… được cho, tặng, thừa kế và đều không có quyền sở hữu đối với đất.

Các dạng tranh chấp đất đai trong gia đình thường gặp

Hiện nay, tranh chấp đất đai trong gia đình được chia làm 03 dạng phổ biến như:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Đây là những tranh chấp giữa các bên về quyền sử dụng hợp pháp một thửa đất. Dạng tranh chấp này bao gồm: 

  • Tranh chấp đòi lại đất giữa người đi xây dựng vùng kinh tế mới với người dân tộc thiểu số, đất đã cho người khác thuê, mượn sử dụng nhưng không trả lại,…

  • Tranh chấp về quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về ranh giới đất trong các mối quan hệ thừa kế, ly hôn.  

Tranh chấp quyền và lợi ích phát sinh khi sử dụng đất

Hình thức này xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sở hữu đất, gồm:

  • Tranh chấp đất đai giữa các cá nhân với nhau về quyền và lợi ích trong hợp đồng mua bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền sở hữu đất.

  • Tranh chấp liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư,…

Tranh chấp liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng là một trong những tranh chấp thường xảy ra

Xem thêm: Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm những gì?

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất  

Hình thức tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất và có khá nhiều căn cứ để giải quyết. Bởi trong quá trình giao đất cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã quy định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch. 

Tranh chấp này chủ yếu diễn ra do người được giao đất, cho thuê đất sử dụng sai mục đích so với quy định Nhà nước đề ra.

Các biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình

Đối với tranh chấp đất đai trong gia đình, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải thông qua cơ sở. Về cơ bản, tranh chấp đất đai trong gia đình cũng sẽ được giải quyết theo trình tự tranh chấp đất đai thông thường. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 202 và 203 Luật Đất đai 2013, có 03 cách giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Cách 1: Các thành viên gia đình tự hòa giải với nhau (biện pháp được khuyến khích thực hiện)

Cách 2: Nếu tranh chấp đất đai trong gia đình không hòa giải được thì các thành viên trong gia đình gửi đơn đến UBND cấp xã/phường nơi có đất bị tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải tại UBND cấp xã/phường là thủ tục bắt buộc.

Nếu các cá nhân trong gia đình không tự hòa giải được có thể gửi đơn đến UBND xã để hòa giải

Cách 3: Trong trường hợp việc hòa giải tranh chấp đất đai của các thành viên trong gia đình tại UBND xã/phường có kết quả hòa giải không thành thì các thành viên trong gia đình có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Thẩm quyền của UBND cấp có thẩm quyền

Trong trường hợp lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì thẩm quyền được xác định như sau:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau: thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện.

  • Nếu tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Trên đây là tư vấn của luật sư chuyên về đất đai LHLegal về nội dung: “Hướng dẫn hòa giải tranh chấp đất đai trong gia đình”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh dưới đây. Đội ngũ Luật sư giỏi nhà đất tại Tp. Hồ Chí Minh của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức.

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí