Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì làm gì?

Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

Theo đó, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTV quy định:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.

Như vậy, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì khi đó bắt buộc các chủ thể có tranh chấp phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp, còn các tranh chấp đất đai khác thì không bắt buộc hòa giải.

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở, có 02 trường hợp xảy ra:

Trường hợp hòa giải thành

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định

Sau khi hòa giải sẽ được lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành

Trường hợp hòa giải không thành

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì làm gì?

Căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì chủ đất có hai trường hợp sau: 

  • Đất có giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh sở hữu theo Điều 100 Luật đất đai thì chủ đất có quyền khởi kiện tòa án nơi có bất động sản

  • Đất không có giấy chứng nhận hoặc các tài liệu chứng minh sở hữu theo Điều 100 Luật đất đai thì chủ đất có quyền khởi kiện tòa án hoặc nộp đơn yêu cầu ủy ban nhân dân huyện, quận giải quyết.

Như vậy, ngay sau khi hòa giải không thành thì các bên có quyền khởi kiện tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai (hoặc nộp đơn yêu cầu ủy ban nhân nhân quận, huyện đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh sở hữu). Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND Xã là 45 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu.

Khi hòa giải không thành các bên có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ khoản 3 Điều 202 Luật đất đai 2014:

  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

  • Sau khi hoàn thành xong thủ tục hòa giải mà kết quả không thành. Người có yêu cầu có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.

 

Như vậy, thời hạn từ lúc thực hiện thủ tục hòa giải đến khi có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định là khoảng 55 ngày kể từ lúc cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu.

Trên đây là nội dung tư vấn của LHLegal cho câu hỏi "Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì làm gì?"

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với luật sư nhà đất chúng tôi tại đây hoặc thông qua các kênh dưới đây. Đội ngũ Luật sư giỏi nhà đất tại Tp. Hồ Chí Minh của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức.

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí