>>> Cẩn trọng khi đổi tiền mới và tiền lưu niệm để tránh vi phạm pháp luật
>>> Những thay đổi về thuế kinh doanh trên sàn thương mại điện tử kể từ 2025
Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005:
"Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định."
Theo điều 91 Luật Thương mại 2005 quy định về Quyền khuyến mại của thương nhân:
“1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.”
Các lợi ích được áp dụng theo hình thức khuyến mại có thể là giảm giá, quà tặng, hàng dùng thử, chương trình trúng thưởng, hay ưu đãi khác... Mục tiêu là kích thích tiêu dùng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ mà vẫn đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh.
Theo Điều 97 Luật Thương mại 2005 và Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP:
Thương nhân phải thông báo chương trình khuyến mại đến Sở Công Thương nơi tổ chức tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại nếu áp dụng hình thức phổ thông như giảm giá, tặng quà, phiếu mua hàng, đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên.
Theo Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP:
Phải đăng ký nếu tổ chức chương trình khuyến mại có yếu tố may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố hoặc khuyến mãi theo hình thức khác tại quy định khoản 9 điều 92 Luật Thương mại 2005.
Các trường hợp không phải thông báo thực hiện khuyến mại theo Điều 17.2 Nghị định 81/2018, sửa đổi bổ sung NĐ 128/2024.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc thông báo/đăng ký theo quy định, có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về khuyến mại được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 24 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, với mức phạt lên tới 20 triệu đồng.
Theo Điều 92 Luật Thương mại 2005, các hình thức khuyến mại phổ biến hiện nay bao gồm:
1. Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Doanh nghiệp có thể phát hàng mẫu hoặc cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ miễn phí nhằm quảng bá sản phẩm mới, xây dựng niềm tin với khách hàng mục tiêu.
2. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền
Tặng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng mà không thu thêm chi phí, thường đi kèm với việc mua sản phẩm chính hoặc trong các chương trình tri ân khách hàng.
Theo khoản 2 điều 92 Luật thương mại 2005 và Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP: Doanh nghiệp có thể tặng sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo khi khách hàng mua sản phẩm chính. Ví dụ: Mua sữa được tặng kèm ly thủy tinh hoặc đồ chơi cho trẻ em.
Giá trị quà tặng không vượt quá giá trị sản phẩm chính và cũng phải tuân thủ theo điều 6 nghị định này.
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá trước đó trong thời gian khuyến mại
Giảm giá trực tiếp trên giá bán hoặc giá dịch vụ, cần đảm bảo:
Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Doanh nghiệp có thể áp dụng giảm giá trực tiếp theo tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị cụ thể.
Lưu ý khi thực hiện hoạt động khuyến mại: Theo Điều 100 Luật thương mại 2005 và Điều 6; Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP:
Mức giảm giá tối đa không vượt quá 50% giá niêm yết, trừ dịp khuyến mại tập trung và các trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
Không áp dụng giảm giá cho rượu từ 30 độ trở lên, thuốc lá, hàng hóa và dịch vụ cấm khuyến mại.
Tuân thủ quy định Nhà nước nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý giá.
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
Khách hàng sẽ nhận được phiếu mua hàng hoặc phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo khi mua sản phẩm, từ đó được hưởng thêm lợi ích trong lần mua hàng tiếp theo.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm phiếu dự thi
Khách hàng được nhận phiếu dự thi, tham gia chương trình thi đua, cuộc thi trúng thưởng dựa trên thể lệ và giải thưởng đã công bố.
6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm tham gia chương trình may rủi
Tổ chức chương trình quay số, bốc thăm trúng thưởng, nơi mà kết quả trúng dựa trên yếu tố may mắn, gắn liền với việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ. Đây là hình thức khuyến mại hấp dẫn nhưng có quy định chặt chẽ.
Theo Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp phải:
Đăng ký trước với Sở Công Thương.
Chuẩn bị đầy đủ: thể lệ, danh sách giải thưởng, hình thức quay số, danh sách khách hàng...
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. ( Điều 13 nghị định này)
7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên
Thực hiện các chương trình tích lũy điểm, phát hành thẻ thành viên để tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc giá trị giao dịch.
8. Tổ chức chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí, sự kiện vì mục đích khuyến mại
Doanh nghiệp tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, giải trí, hội chợ... để thu hút khách hàng và quảng bá thương hiệu.
Tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật vì mục đích khuyến mại
9.Các hình thức khuyến mại khác được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận
Ngoài các hình thức trên, doanh nghiệp có thể thực hiện các hình thức khuyến mại mới nhưng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương tùy trường hợp.
Đăng ký hoặc thông báo chương trình khuyến mại đến Sở Công Thương
Tùy vào hình thức khuyến mại mà doanh nghiệp phải thông báo hoặc đăng ký:
Hình thức đơn giản: chỉ cần thông báo bằng văn bản hoặc nộp online.
Hình thức trúng thưởng: cần đăng ký kèm nhiều tài liệu chi tiết, theo mẫu quy định.
Tuân thủ các quy định về thời gian, địa điểm, đối tượng khuyến mại
Theo khoản 5 Điều 10 và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP:
Thời gian khuyến mại tối đa là 120 ngày/năm.
Phải thông báo địa điểm hoạt động khuyến mãi nếu không có thể bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng Theo Khoản 1 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 24 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, cấm khuyến mại các địa điểm tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân. ( theo khoản 7 điều 100 Luật thương mại 2005).
Đối tượng khuyến mại phải rõ ràng, minh bạch (không phân biệt vùng miền, giới tính nếu không có lý do hợp lý).
Tránh các hành vi bị cấm như khuyến mại trá hình, không trung thực
Theo Điều 100 Luật Thương mại 2005, một số hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại gồm:
“1. Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
6. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
7. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
8. Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
9. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
10. Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.”
Như vậy các hành vi như: Gian dối trong việc công bố trúng thưởng, sử dụng khuyến, mại để cạnh tranh không lành mạnh,khuyến mại nhằm tiêu thụ hàng hóa đã hết hạn, không rõ nguồn gốc khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng, hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng… là các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khuyến mại.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các thủ tục và hồ sơ sau đây để thực hiện thông báo hoạt động khuyến mại đến Sở Công Thương như sau:
Thành phần hồ sơ:
Thông báo thực hiện khuyến mại (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 21 Nghị định 17/2020/NĐ-CP).
Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp muốn nhờ người khác thay mình thực hiện.
(Căn cứ khoản 4 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
Cách thức thông báo:
Nộp 01 bộ hồ sơ thông báo qua đường bưu điện đến các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại.
Nộp 01 bộ hồ sơ thông báo trực tiếp tại trụ sở các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại.
Nộp 01 bộ hồ sơ thông báo qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Thông báo thực hiện khuyến mại có chữ ký và đóng dấu của thương nhân đến địa chỉ thư điện tử đã được các Sở Công Thương công bố.
Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp.
(Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
Doanh nghiệp khi khuyến mại thuộc các trường hợp phải đăng ký chương trình khuyến mại tại điều 19 nghị định 81/2018/NĐ-CP phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động khuyến mại như sau:
Thành phần hồ sơ
01 Đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 21 Nghị định 17/2020/NĐ-CP).
01 Thể lệ chương trình khuyến mại (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả chi tiết về bằng chứng xác định trúng thưởng.
01 Bản sao không cần công chứng giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
Nơi nộp hồ sơ:
Sở Công Thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Công Thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và chương trình khuyến mại theo các hình thức khác.
(Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
Các cách thức đăng ký:
Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
(Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
Doanh nghiệp có thể:
Gửi hồ sơ online qua https://dichvucong.moit.gov.vn
Hoặc nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức chương trình.
Thời gian thực hiện đối với thông báo khuyến mại: Chậm nhất trước 3 (ba) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
Thời hạn xử lý đối với đăng ký khuyến mại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
Theo điểm c khoản 2 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 24 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, các hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại có thể bị xử phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng, tùy mức độ trong đó:
Không thông báo chương trình khuyến mại
Không đăng ký chương trình trúng thưởng.
Thực hiện khuyến mại sai nội dung đã đăng ký.
Không đăng ký chương trình trúng thưởng có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng
Ngoài ra, hình thức phạt Bổ sung và khắc phục hậu quả theo khoản 5,6 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.”
Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này;
Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và điểm l khoản 2 Điều này.
Ngoài phạt tiền, doanh nghiệp có thể bị:
Thu hồi giấy phép chương trình khuyến mại.
Ngừng thực hiện chương trình khuyến mại, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện khuyến mại sai quy định,..... buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng do vi phạm quy định.
Bị kiện hoặc khiếu nại từ người tiêu dùng nếu có dấu hiệu gian dối.
Mất uy tín thương hiệu nếu truyền thông phản ánh tiêu cực.
Tư vấn pháp lý trọn gói, giúp doanh nghiệp an tâm triển khai
LHLegal là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp thương mại. Chúng tôi cung cấp:
Gói tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục khuyến mại đúng luật.
Tư vấn xây dựng thể lệ, nội dung truyền thông phù hợp với quy định pháp luật.
Tư vấn để đảm bảo quyền lợi pháp lý nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước
Chuẩn bị và nộp hồ sơ thông báo/đăng ký khuyến mại.
Làm việc trực tiếp với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý hồ sơ nhanh chóng.
Thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục nếu bị kiểm tra, xử lý vi phạm.
Trước khi triển khai chương trình khuyến mại, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định pháp luật, thực hiện đúng thủ tục và tránh các hành vi bị cấm. Việc tuân thủ giúp không chỉ tránh rủi ro pháp lý mà còn xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng. LHLegal luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi hoạt động xúc tiến thương mại.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01