Cấm vận thương mại là gì? Điều kiện miễn thuế nhập khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan

>>> Quy định pháp luật đối với pháp nhân thương mại thi hành án hình sự

>>> Tội buôn bán hàng cấm bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Cấm vận thương mại là gì?

Cấm vận thương mại là biện pháp pháp lý – chính trị nhằm hạn chế hoặc cấm toàn bộ việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa một hoặc nhiều quốc gia với một đối tượng cụ thể (quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức hoặc cá nhân). Đây là công cụ được áp dụng phổ biến trong quan hệ quốc tế hiện đại, thường đi kèm với các biện pháp trừng phạt khác như đóng băng tài sản, hạn chế đầu tư.

Các loại cấm vận phổ biến:

  • Cấm vận toàn phần: Cấm hoàn toàn mọi hoạt động xuất – nhập khẩu với quốc gia/vùng lãnh thổ đó.

  • Cấm vận một phần: Cấm một số ngành cụ thể (quân sự, năng lượng, ngân hàng...).

  • Cấm vận có điều kiện hoặc cục bộ: Chỉ áp dụng với một nhóm cá nhân, tổ chức cụ thể.

Theo pháp luật Việt Nam, việc tuân thủ cấm vận quốc tế được thể hiện gián tiếp qua các quy định tại Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương và chính sách xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, danh sách hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, hoặc thuộc diện kiểm soát phải có giấy phép, điều kiện được quy định tại Phụ lục I, II, III Nghị định 69/2018/NĐ-CP 

Tác động của cấm vận thương mại đến hoạt động xuất nhập khẩu

Đối với doanh nghiệp Việt Nam:

  • Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu: Nguyên liệu, linh kiện từ quốc gia bị cấm vận bị hạn chế nhập khẩu, dẫn đến đình trệ sản xuất. Việc Giao dịch gián tiếp với bên bị cấm vận dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý trong giao dịch quốc tế trong đó có thể bị điều tra, xử phạt.

  • Hạn chế tiếp cận thị trường: Bị cấm xuất khẩu hàng hóa đến thị trường nhất định nếu liên quan đến quốc gia bị cấm vận.

Khu phi thuế quan là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế Xuất Khẩu, Thuế Nhập Khẩu 2016:

“1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”

 Theo Điều 2 Quyết định 100/2009/QĐ-TTg:

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

“1. Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.

2. Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.”

Như vậy có thể hiểu khu phi thuế quan là khu vực kinh tế có ranh giới địa lý xác định, nằm trong lãnh thổ Việt Nam, dành cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và được áp dụng chế độ thuế quan như với nước ngoài.

Các loại hình khu phi thuế quan tại Việt Nam: 

  • Khu chế xuất

  • Doanh nghiệp chế xuất

  • Kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 

Doanh nghiệp chế xuất là một trong các loại hình khu phi thuế quan tại Việt Nam

Chức năng chính:

  • Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;

  • Tập trung xuất khẩu, gia công, lắp ráp cho nước ngoài.

  • Được hưởng chính sách thuế ưu đãi như miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT với hàng hóa sử dụng trong khu.

Những rủi ro cần lưu ý khi nhập hàng vào khu phi thuế quan

Sai sót về hồ sơ khiến mất quyền miễn thuế

  • Không chứng minh được hàng hóa dùng trong khu phi thuế quan dẫn đến bị truy thu thuế.

  • Sai thông tin tờ khai, không nộp đầy đủ hồ sơ theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 134/2016 dẫn đến bị phạt hành chính theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

Vượt quá giới hạn hoạt động

  • Đưa hàng từ khu phi thuế quan vào nội địa trái phép hoặc không khai báo dẫn đến bị truy thu thuế và sẽ bị phạt hành chính từ 3 triệu đến 100 triệu đồng tùy mức độ (Điều 15 Nghị định 128/2020/NĐ-CP)

Liên quan đến quốc gia bị cấm vận

  • Nếu hàng hóa có nguồn gốc, linh kiện từ nước đang bị Việt Nam, và các nước đang bị cấm vận Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn đến có thể bị áp dụng biện pháp cấm xuất nhập khẩu theo Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017. Ngoài ra còn bị tạm giam và khởi tố vụ án Hình sự nếu có dấu hiệu vi phạm về hình sự được quy định tại bộ luật hình sự 2015.

Khi nào cần liên hệ luật sư để đảm bảo quyền lợi?

Tư vấn thủ tục miễn thuế nhập khẩu đúng quy định

  • Luật sư có thể hỗ trợ rà soát hồ sơ nhập khẩu, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ để đảm bảo doanh nghiệp không bị mất quyền miễn thuế.

  • Soạn hồ sơ miễn thuế hợp lệ ngay từ đầu để tránh sai sót

  • Hướng dẫn từng bước kê khai tại cửa khẩu hải quan và kiểm tra chứng từ 

Xử lý tranh chấp với cơ quan hải quan về chính sách thuế

  • Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp bị áp thuế sai, chậm hoàn thuế, bị áp mã HS sai dẫn đến mức thuế cao bất thường hoặc không được hoàn thuế do hiểu sai quy định hoặc cơ quan hải quan diễn giải khác nhau. 

  • Luật sư sẽ hỗ trợ làm văn bản kiến nghị, khiếu nại và bảo vệ quyền lợi và đưa ra cơ sở pháp lý thuyết phục, đại diện làm việc với Cục Hải quan

Tư vấn rủi ro pháp lý khi có yếu tố liên quan đến quốc gia bị cấm vận

  • Các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ ba cần được kiểm tra yếu tố xuất xứ, điều khoản trung gian, đặc biệt nếu có liên quan đến quốc gia bị cấm vận. Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng phương án dự phòng pháp lý phù hợp, kiểm tra hợp đồng, xuất xứ, chuỗi cung ứng để tránh "vi phạm gián tiếp". Tư vấn các biện pháp giảm thiểu rủi ro: chọn nhà cung cấp thay thế, thêm điều khoản bảo đảm pháp lý trong hợp đồng

Cấm vận thương mại là một công cụ mang tính chất chính trị - kinh tế đặc biệt, có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh đó, khu phi thuế quan đóng vai trò là khu vực trung gian hỗ trợ lưu thông hàng hóa hiệu quả hơn. Việc hiểu rõ các điều kiện miễn thuế khi đưa hàng hóa vào khu phi thuế quan không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Vì vậy, việc cập nhật và nắm vững chính sách thuế là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường thương mại đầy biến động hiện nay.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí