Do vậy, việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm cần được nâng cao, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, xã hội, cũng như nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định nền kinh tế. Vậy người phạm tội buôn bán hàng cấm sẽ bị xử phạt như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của LHLegal.
>>> Chính thức cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025, vi phạm có thể bị phạt tù
>>> Tội buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào? Khung hình phạt ra sao?
Buôn bán hàng cấm là gì? Trường hợp nào bị xử lý Tội buôn bán hàng cấm?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hàng cấm là những mặt hàng bị Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Một số mặt hàng cấm được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể:
-
Ma túy và các chất hướng thần;
-
Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
-
Văn hóa phẩm đồi trụy;
-
Hàng hóa giả mạo, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ;
-
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
-
Hàng hóa nhập khẩu trái phép, hàng hóa xuất khẩu trái phép;
-
Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
-
Các sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách;
-
Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài;
-
Các loại pháo;
-
Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
-
Thực động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
-
Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Có thể thấy các mặt hàng bị cấm nêu trên một số loại đã là đối tượng của các tội quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự, có tác động gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kinh tế, an ninh, trật tự an toàn xã hội và môi trường. Do đó, người nào vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm có số lượng dưới 5 kilôgam hoặc dưới 5 lít;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao;
-
Buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.
Buôn bán hàng cấm có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng nếu buôn bán thuốc lá điếu lậu dưới 50 bao
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm có số lượng từ 5 kilôgam đến dưới 10 kilôgam hoặc từ 5 lít đến dưới 10 lít;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
-
Buôn bán pháo nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;
-
Buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm có số lượng từ 15 kilôgam đến dưới 20 kilôgam hoặc từ 15 lít đến dưới 20 lít;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao;
-
Buôn bán pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm có số lượng từ 20 kilôgam đến dưới 30 kilôgam hoặc từ 20 lít đến dưới 30 lít;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao;
-
Buôn bán pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm có số lượng từ 30 kilôgam đến dưới 40 kilôgam hoặc từ 30 lít đến dưới 40 lít;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao;
-
Buôn bán pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 50 kilôgam hoặc từ 40 lít đến dưới 50 lít;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao;
-
Buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm có số lượng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên;
-
Buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra có các hình thức phạt bổ sung sau:
-
Tịch thu tang vật;
-
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng
-
Biện pháp khắc phục hậu quả:
-
Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
-
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
Đối với Tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân. (căn cứ điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Tổ chức phạm tội buôn bán hàng cấm sẽ phải chịu mức phạt tiền gấp 2 lần đối với cá nhân
Các dấu hiệu cấu thành tội buôn bán hàng cấm
Khách thể xâm phạm
Khách thể của tội buôn bán hàng cấm là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng cấm trong phạm vi lãnh thổ của nước ta. Hành vi này xâm phạm đến quyền kiểm soát và quản lý một số hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội buôn bán hàng cấm bao gồm các hành vi sau:
-
Hành vi: Sản xuất, buôn bán các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng.
-
Hậu quả: Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho trật tự quản lý kinh tế, lợi ích Nhà nước, các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
-
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm trực tiếp dẫn đến hậu quả thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các khách thể nêu trên.
Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm này bao gồm:
-
Lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
-
Động cơ: Thường là vì lợi nhuận.
-
Mục đích: Nhằm thu lợi bất chính từ việc sản xuất, buôn bán hàng cấm.
Chủ thể
Chủ thể của tội buôn bán hàng cấm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại:
-
Cá nhân: Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
-
Pháp nhân thương mại: Các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tội buôn bán hàng cấm đi tù bao nhiêu năm?
Hành vi của những người buôn bán hàng cấm là do cố ý, tức những người này nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết trước được hậu quả của của hành vi. Tuy nhiên, vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra để hòng đạt được mục đích của bản thân như kiếm tiền hoặc vì lợi nhuận, tình cảm.
Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự, người phạm tội buôn bán hàng cấm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khi họ trên 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Ngoài việc bị phạt hành chính như đã nêu trên, việc các cá nhân, tổ chức còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về mức phạt đối với Tội buôn bán hàng cấm như sau:
Đối với cá nhân
Khung 01: Phạt tiền từ 100 triệu - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp:
-
Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 - dưới 100kg hoặc từ 50 - dưới 100 lít;
-
Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 - dưới 3.000 bao;
-
Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 - dưới 40kg;
-
Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 - dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 - dưới 200 triệu đồng;
-
Buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 - dưới 300 triệu đồng;
-
Buôn bán hàng hóa dưới mức quy định nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 02: Phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
-
Có tổ chức;
-
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
-
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 - dưới 300kg hoặc từ 100 - dưới 300 lít;
-
Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 - dưới 4.500 bao;
-
Pháo nổ từ 40 - dưới 120 kg;
-
Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 - dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 - dưới 500 triệu đồng;
-
Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 - dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300 - dưới 700 triệu đồng;
-
Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
-
Tái phạm nguy hiểm.
Khung 03: Phạt tù từ 08 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
-
Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300kg trở lên hoặc 300 lít trở lên;
-
Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
-
Pháo nổ 120 kg trở lên;
-
Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;
-
Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Đối với pháp nhân
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 190 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tiền từ 03 - 06 tỷ đồng;
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 190 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tiền từ 06 - 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng - 03 năm.
Phạm tội thuộc trường hợp sau thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:
-
Gây hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người;
-
Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)