Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quy định mới gì hay?

1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

“Biện pháp Khẩn cấp Tạm thời” (BPKCTT) là một công cụ pháp lý có sức cưỡng chế mạnh mẽ trong các vụ tranh chấp dân sự. Nó tạo ra hậu quả pháp lý ngay lập tức đến đối tượng bị áp dụng bởi Quyết định Áp dụng BPKCTT có hiệu lực như một Bản án Phúc thẩm, tức có giá trị thi hành ngay khi ban hành.

Các biện pháp áp dụng khẩn cấp tạm thời

2. 17 Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

  1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

  2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

  3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.

  4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

  5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

  6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

  7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

  8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

  9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

  10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

  11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

  12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

  13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

  14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

  15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

  16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

  17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định

3. Thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời qua các vụ việc Luật sư LHLegal đã giải quyết

Người làm nghề thì ai cũng nhận thức rõ giá trị của một Quyết định Áp dụng BPKCTT có sức công phá như thế nào. Vì vậy, trong nhiều Vụ tranh chấp, đặc biệt các vụ cần Luật sư tư vấn đòi nợ nhanh nếu người dân tìm đến Luật sư nhờ giải quyết thì các Luật sư có nghề sẽ phải cân nhắc sử dụng ngay công cụ pháp lý này nếu xét tính chất của Vụ án và điều kiện áp dụng đã hội đủ.

Một ví dụ gần đây mà văn phòng tôi khi tiếp nhận Vụ việc đã phải sử dụng BPKCTT đó là phong tỏa tài khoản ngân hàng của Bị đơn. Vì người này đứng ra nhận tiền bán nhà giùm Khách hàng của chúng tôi nhưng đã có dấu hiệu muốn chiếm đoạt toàn bộ số tiền này.

Trong vụ án này, nếu Nguyên đơn không kịp thời đề nghị áp dụng BPKCTT mà đợi Tòa án tiến hành các thủ tục giải quyết Vụ án, ra Bản án thì chắc lúc thắng kiện cũng chỉ cầm được tờ giấy có “mộc” của Tòa án chứ không thể thu hồi tiền được vì Bị đơn đã tẩu tán hết tài sản rồi.

Trong các vụ án liên quan đến đòi nợ, tranh chấp đất đai, nhà ở mà chúng tôi thường xuyên giải quyết thì một trong những BPKCTT được áp dụng nhiều nhất đó là “Cấm chuyển dịch về quyền tài sản đang tranh chấp” và “cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp”.

Nếu biện pháp “Cấm chuyển dịch về quyền tài sản đang tranh chấp” có chức năng ngăn chặn hành vi sang tên, chuyển nhượng của chủ thể đang “đứng tên trên sổ đỏ” thì biện pháp “cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp” có hiệu quả trong các vụ án liên quan đến tranh chấp Hợp đồng thuê tài sản (nhà ở, nhà xưởng, thiết bị máy móc) vì giúp ngăn cản chủ thể đang chiếm hữu có hành vi tháo gỡ, lắp ghép hay các hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản, hoặc đặc tính, công năng của tài sản.

Trong nhiều trường hợp, việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp còn giúp bảo vệ được chứng cứ. Chẳng hạn như tranh chấp về lấn ranh đất, hay bồi thường do nhà hàng xóm xây dựng gây thiệt hại, thì việc ngăn chặn hành vi tiếp tục xây dựng là cần thiết để tránh thiệt hại xảy ra thêm cho bên bị ảnh hưởng từ hành vi vi phạm của bên kia và cũng nhằm bảo vệ chứng cứ (hiện trường). Thậm chí về mặt quản lý hành chính trong lĩnh vực đất đai và đô thị, khi có đơn khiếu nại từ một hay nhiều hộ dân về hành vi xây nhà gây lún, sạt, nứt tường của nhà bên cạnh thì các cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ yêu cầu chủ công trình tạm ngưng thi công để giải quyết tranh chấp.

Nếu khách hàng cần luật sư tư vấn đòi nợ nhanh thì Kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài sản của bên có nghĩa vụ trả nợ cũng là biện pháp thường được áp dụng mà gần đây có khách hàng bị tác động đã phải nhờ Luật sư chúng tôi hỗ trợ. Trường hợp khác, nếu tranh chấp liên quan mua bán nông, thủy hải sản thì Biện pháp “Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác” lại cần thiết nhằm giảm thiểu thiệt hại cho tài sản, vì qua thời gian hàng hóa này có thể bị hư hỏng, giảm chất lượng, mất giá trị.

Giá trị của BPKCTT có nhiều ưu điểm như thế, nhưng thủ tục để được Tòa án chấp nhận thực hiện không phải dễ. Mặc dù Bộ luật Tố tụng Dân sự qua các thời kỳ (2005 và 2015) có quy định hẳn hoi một Chương riêng với hơn ba mươi điều khoản quy định về các BPKCTT, nhưng để áp dụng vào thực tế được dễ dàng thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn phải ban hành một Nghị quyết chỉ để điều chỉnh riêng vấn đề này.

Nếu trước đây, Tòa án áp dụng theo Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP (ban hành ngày 27/04/2005) để thụ lý giải quyết các đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của người dân, thì kể từ ngày 01/12/2020 Tòa án cả nước sẽ phải căn cứ Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP được Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao ban hành 24/09/2020 để giải quyết yêu cầu cho người dân.

4. Thủ tục thực hiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Về thủ tục chung từ trước đến nay, từ luật cũ đến luật mới vẫn đi theo trình tự là:

(i) Đương sự yêu cầu áp dụng BPKCTT;

(ii) Tòa án xem xét nếu thấy nội dung đơn và hình thức đơn phù hợp thì yêu cầu Người có đơn phải có bản giải trình dự kiến thiệt hại (trong trường hợp buộc thực hiện biện pháp bảo đảm). Nếu thấy đơn không phù hợp thì yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung;

(iii) Thẩm phán nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT thì ban hành Quyết định thực hiện biện pháp bảo đảm để Người yêu cầu thực hiện, như gửi một khoản tiền vào Ngân hàng mà Tòa án chỉ định. Biện pháp này nhằm đảm bảo trách nhiệm bồi thường của Người yêu cầu nếu yêu cầu sai mà gây ra thiệt hại cho Người Bị áp dụng BPKCTT:

(iv) Người yêu cầu đóng tiền bảo đảm xong, thì Tòa ra Quyết định áp dụng BPKCTT ngay.

Lưu ý:

Bước thứ (iii) là bước gây khó cho người dân nhất, bởi số tiền thực hiện biện pháp bảo đảm này được các Tòa án áp dụng một cách tùy nghi và không thống nhất. Chẳng hạn, cũng là kê biên một căn nhà có giá trị 03 tỷ đồng, nhưng có Tòa thì yêu cầu đóng ký quỹ 100 triệu, nhưng có Tòa thì cho đóng đến 300 triệu. Mỗi Tòa đều có cách giải thích khác nhau về số tiền ký quỹ này cũng bởi tại vì chưa có văn bản pháp luật quy định rõ về vấn đề này.

5. Vướng mắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trước thực tiễn như trên, Nghị quyết mới đã có sự thay đổi quan trọng đó là quy định rất cụ thể mức đóng biện pháp bảo đảm như sau: “Để ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thì Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử phải dự kiến và tạm tính có tính chất tương đối thiệt hại thực tế có thể xảy ra nhưng không thấp hơn 20% giá trị tạm tính của tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trừ trường hợp có chứng cứ rõ ràng chứng minh tổn thất hoặc thiệt hại thấp hơn 20% giá trị tạm tính của tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.

Như vậy, kể từ ngày 01/12/2020 trở đi, nếu chúng ta đề nghị Tòa áp dụng BPKCTT thì Người yêu cầu phải chuẩn bị sẵn một khoản tiền (hoặc các tài sản khác theo quy định) có giá trị tối thiểu bằng 20% giá trị tạm tính của tài sản bị áp dụng BPKCTT.

Tuy nhiên, giá tạm tính là giá trị như thế nào? Cách tính ra sao? Khi nào được áp dụng mức đóng dưới 20% như quy định mới? Thì vẫn còn đáng bình luận. Những nội dung này đã được đội ngũ pháp lý chúng tôi thảo luận sôi nổi tại bổi đào tạo nội bộ hàng tháng vừa được diễn ra tại thành phố Đà Lạt trong chuyến nghỉ dưỡng cuối năm vừa rồi với sự tham gia của các Luật sư chính. Trong đó có Luật sư Thành viên Cao cấp Trần Văn Sự (Nguyên Phó Chánh án TAND TP Hồ Chí Minh, Chánh Toà Kinh tế) đã chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm xét xử các vụ án thực tế trong lĩnh vực mà ông từng quản lý tại Toà án. Qua đó, buổi huấn luyện đã giúp đội ngũ Luật sư LHLegal nắm vững hơn các kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến áp dụng BPKCTT.

Luật sư và Cộng sự Công ty Luật TNHH LHLegal

6. Dịch vụ luật sư tư vấn thu hồi nợ nhanh Công ty Luật TNHH LHLegal

6.1 Những giao dịch của dịch vụ thu hồi nợ

  • Doanh nghiệp đòi nợ doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân

  • Doanh nghiệp đòi nợ tổ chức

  • Tổ chức đòi nợ cá nhân

  • Tổ chức đòi nợ tổ chức

  • Cá nhân đòi nợ cá nhân

  • Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp

  • Cá nhân đòi nợ tổ chức

  • Các loại nợ mà chúng tôi thực hiện thu hồi nợ

  • Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán

  • Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng . . .

  • Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng (Bao gồm các loại hợp đồng)

6.2 Tại sao nên lựa chọn dịch vụ tư vấn thu hồi nợ tại Công ty LHLegal?

Hiện nay rất nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng phương pháp đòi nợ thuê, dùng xã hội đen hăm dọa con nợ nhằm mục đích trả tiền thế nhưng rủi ro pháp pháp lý là rất cao. Nhưng với dịch vụ tư vấn thu hồi nợ mà Công ty LHLegal cung cấp lại khác. Chúng tôi có giấy phép kinh doanh, am hiểu lĩnh vực chuyên môn nên có thể giải quyết thu hồi nợ giúp bạn một cách đúng luật n nhất.

Các doanh nghiệp, cá nhân nếu gặp phải tình trạng nợ xấu nhưng không thể giải quyết, bởi không có kinh nghiệm và phương pháp đòi nợ chuyên nghiệp, thuyết phục thì hãy tìm ngay các tổ chức hành nghề luật sư uy tín để được tư vấn.

Đối với các trường hợp nợ xấu của doanh nghiệp Công ty Luật TNHH LHLegal sẽ phân tích và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất nhằm thu hồi nợ một cách nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp bằng cách:

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ nợ để tìm căn cứ pháp lý và tìm chính xác số liệu nợ cần xử lý để thu hồi.

  • Xác định nơi cư trú thực tế của bên nợ (trong trường hợp Tổ chức thay đổi trụ sở hoặc cá nhân thay đổi nơi ở).

  • Đánh giá khả năng thanh toán của Bên nợ đối với Chủ nợ;

  • Đại diện cho khách hàng tiếp xúc với Bên nợ để đàm phán, thuyết phục và yêu cầu trả nợ.

  • Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng hướng giải quyết có lợi nhất theo quy định của pháp luật trong việc thu hồi nợ.

  • Thực hiện các trình tự tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế hoặc tố tụng hình sự trước các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo loại chủ thể, tính chất của quan hệ giao dịch phát sinh nợ quá hạn.

  • Chúng tôi sẵn sàng cử luật sư giỏi đại diện giải quyết các vấn đề khởi kiện liên quan cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí