ÁN LỆ LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ÁN LỆ

Án lệ là gì?

Thuật ngữ “án lệ” có nguồn gốc Latinh được hiểu là việc có trước, xảy ra trước hay cách thức xử lý một tình huống nhất định, được xem là một mẫu mực cho việc xử lí trong những tình huống tương tự về sau. Ở nước Anh và các nước theo hệ thống thông luật (Common law), án vlệ được coi là một nguồn quan trọng của pháp luật, không kém văn bản quy phạm pháp luật.

Tại Việt Nam, thuật ngữ “án lệ” được định nghĩa tại Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP như sau:

“Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.

Theo đó, án lệ có một số những đặc điểm riêng biệt, gồm:

- Nguồn gốc của án lệ là từ Tòa án (một trong số những cơ quan thuộc ngành tư pháp ở nước ta);

- Nội dung của án lệ có được là từ những lập luận, phán quyết trong Bản án/Quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, điều này có nghĩa là những Bản án/Quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật không thể là nguồn xây dựng án lệ;

- Án lệ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn, quyết định áp dụng và được công bố bởi Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao;

- Phạm vi áp dụng của án lệ: Áp dụng trong quá trình xét xử tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Tính đến ngày 14/10/2022, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 323/QĐ-CA về việc công bố thêm 04 án lệ, nâng tổng số án lệ tại Việt Nam lên thành 56 án lệ. 

Án lệ và những điều cần biết về án lệ

3 tiêu chí để lựa chọn án lệ

Không phải mọi Bản án/Quyết định của Tòa án nhân dân đều có thể trở thành án lệ, chỉ những Bản án/Quyết định có hiệu lực của Tòa án đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP mới có thể được lựa chọn trở thành án lệ.

Cụ thể, để trở thành án lệ thì Bản án/Quyết định của Tòa án phải đáp ứng đồng thời 3 tiêu chí sau đây:

Một là, Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;

Hai là, có tính chuẩn mực;

Ba là, có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

4 nguyên tắc áp dụng án lệ

Theo đó, những nguyên tắc và việc áp dụng án lệ được quy định tại Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

Một là, án lệ được áp dụng xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.

Hai là, trong khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, phân tích, áp dụng án lệ và phải đảm bảo những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Nếu Tòa án không áp dụng án lệ cho những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhau thì phải nêu rõ lý do trong Bản án/Quyết định của Tòa án.

Ba là, Tòa án phải trích dẫn/viện dẫn, phân tích toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ (như số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết) nếu Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc trong phần “Nhận định của Tòa án”.

Bốn là, án lệ được áp dụng nếu như các bên không có thỏa thuận, không có quy định của pháp luật, không có tập quán/tương tự pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các bên (quan hệ mua bán, quan hệ hôn nhân…).

Có thể thấy, án lệ không phải là căn cứ được ưu tiên áp dụng trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc.

Ai có quyền đề xuất án lệ?

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng và để có thể áp dụng rộng rãi án lệ trong thực tiễn xét xử tại Tòa án thì tại Điều 3 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định đối tượng được đề xuất án lệ như sau:

- Đối tượng được đề xuất án lệ là các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Những đối tượng này theo mong muốn, nguyện vọng của mình gửi đề xuất tới Tòa án nhân dân tối cao để các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trở thành án lệ. 

Cần lưu ý, các bản án/quyết định này phải có lập luận, phán quyết của Tòa án và phải đáp ứng các tiêu chí để trở thành án lệ như đã nêu trên.

- Án lệ cũng được đề xuất bởi các Tòa án. Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng 03 tiêu chí nêu trên và gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ.

Án lệ được bãi bỏ khi nào?

Điều 9 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định về việc bãi bỏ án lệ như sau: “Án lệ đương nhiên bị bãi bỏ trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật”.

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân tối cao có trách nhiệm xem xét, quyết định việc bãi bỏ án lệ khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình.

  • Bản án/Quyết định có nội dung lựa chọn thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ.

Luật sư và Cộng sự Công ty Luật TNHH LHLegal

Trên đây là những giải đáp về “Án lệ là gì? Những điều cần biết về án lệ” mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc pháp lý nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 1900 2929 01, đội ngũ Luật sư LHLegal sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí