Vợ đứng tên vay nợ cho chồng làm ăn, khi ly hôn ai phải trả?

>>> Quy định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

>>> Chưa trả hết nợ chung, vợ chồng có được ly hôn không?

Câu hỏi:

Tôi và chồng kết hôn từ năm 2015. Trong quá trình chung sống, tôi nhiều lần đứng ra vay tiền từ người thân và ngân hàng để chồng có vốn đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, mâu thuẫn vợ chồng ngày càng nghiêm trọng, khiến chúng tôi không thể tiếp tục chung sống và đi đến quyết định ly hôn.

Khi ly hôn, chúng tôi đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung và nợ chung. Tuy nhiên, sau đó tôi yêu cầu chồng cùng có trách nhiệm trả khoản nợ mà tôi đã vay để phục vụ công việc kinh doanh của anh ấy, nhưng anh ta từ chối, cho rằng đây là các khoản vay tôi tự đứng tên nên anh ta không có nghĩa vụ thanh toán.

Xin Luật sư giải đáp giúp tôi:

1.Các khoản nợ trên có được xem là nợ chung của vợ chồng không?

2.Tôi có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu chồng cũ thanh toán một phần khoản nợ này không?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cám ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LHLegal, sau đây Luật sư của chúng tôi xin giải đpá thắc mắc của chị như sau:

Khi nào khoản vay được xem là nợ chung?

Nợ chung là gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành, khái niệm về “nợ chung” vẫn chưa được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản nào. Mặc dù vậy, có thể hiểu đơn giản “nợ chung” là các khoản nợ mà vợ chồng phải có trách nhiệm liên đới, cùng nhau thực hiện nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, sinh hoạt chung trong gia đình, vì mục đích kinh doanh chung hoặc vì mục đích khác có liên quan. 

Khoản vay nào được xem là nợ chung?

Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau: 

“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Đồng thời, theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau: 

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Theo quy định trên, các khoản vay được xem là nợ chung có thể bao gồm: 

  • Khoản vay phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.

  • Khoản vay phát sinh từ việc vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

  • Khoản vay phát sinh từ việc giao dịch do một bên thực hiện về việc đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.

Như vậy, trường hợp người vợ đại diện trong quan hệ vợ chồng để thực hiện khoản vay nợ nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh của người chồng thì được xem là nợ chung của hai vợ chồng. Cho nên, trong tình huống trên, khoản nợ mà bạn đã vay để phục vụ công việc kinh doanh của chồng bạn được xem là khoản nợ chung của hai vợ chồng.  

Vợ đứng tên vay nợ lấy tiền cho chồng kinh doanh thì khoản nợ đó được xem là nợ chung

Vợ có thể khởi kiện để yêu cầu chồng cùng trả nợ không?

Bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chồng cũ thực hiện nghĩa vụ nợ chung của hai vợ chồng nếu có đầy đủ căn cứ để chứng minh rằng: 

  • Các khoản vay này đã được sử dụng cho mục đích kinh doanh của chồng hoặc cho lợi ích chung của gia đình. 

  • Chồng bạn có biết về việc vay nợ này và có sự đồng ý, thậm chí trực tiếp tham gia sử dụng số tiền vay vào mục đích chung.

Trình tự khởi kiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện: 

Bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đầy đủ các tài liệu, giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu phân chia nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn. 

  • Các giấy tờ chứng minh khoản vay như hợp đồng vay, biên nhận, sao kê tài khoản… 

  • Chứng cứ chứng minh số tiền vay được sử dụng cho kinh doanh hoặc phục vụ gia đình (ví dụ: giấy tờ kinh doanh, hợp đồng mua bán, hóa đơn, sao kê tài khoản, …) 

  • Các tin nhắn, email, ghi âm (nếu có) thể hiện sự thỏa thuận hoặc đồng ý của chồng về việc vay nợ.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện:

Nộp đơn tại tòa án nơi chồng cũ của bạn cư trú hoặc tòa án đã giải quyết ly hôn trước đó.

Bước 3: Thụ lý và giải quyết vụ án:

Tòa án xem xét và tiến hành giải quyết vụ kiện. Nếu đủ căn cứ chứng minh đây là nợ chung, tòa có thể buộc chồng cũ của bạn phải có trách nhiệm thanh toán một phần khoản nợ.

Cách xử lý khoản nợ khi ly hôn

Khi ly hôn, bên cạnh vấn đề phân chia tài sản chung, việc giải quyết nghĩa vụ trả nợ cũng rất quan trọng. Nếu không thỏa thuận rõ ràng, nợ nần có thể trở thành nguyên nhân gây tranh chấp kéo dài sau khi ly hôn. Dưới đây là các cách xử lý khoản nợ khi ly hôn theo quy định pháp luật và thực tế áp dụng.

Xác định khoản nợ là nợ chung hay nợ riêng

Về nợ chung của vợ chồng:

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, các khoản nợ chung bao gồm: 

  • Khoản vay có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng để phục vụ nhu cầu chung của gia đình (mua nhà, nuôi con, chữa bệnh, đầu tư kinh doanh chung…). 

  • Nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của một bên nhưng mang lại lợi ích chung. 

  • Khoản vay mà vợ hoặc chồng đứng tên nhưng được sử dụng chung hoặc có sự đồng ý của bên kia.

Cách xử lý nợ chung: Khi ly hôn, vợ chồng có trách nhiệm thanh toán khoản nợ chung theo nguyên tắc cùng chịu trách nhiệm. Nếu không tự thỏa thuận được, tòa án sẽ phân chia nghĩa vụ trả nợ dựa trên khả năng tài chính của mỗi bên.

Về nợ riêng của vợ, chồng:

Một khoản nợ được xem là nợ riêng nếu: 

  • Do một bên vay nhưng không sử dụng vào mục đích chung của gia đình.

  • Là khoản vay trước khi kết hôn mà bên kia không đồng ý cùng trả. 

  • Vay mượn để phục vụ nhu cầu cá nhân (mua sắm riêng, đầu tư cá nhân, cờ bạc, vi phạm pháp luật…).

Cách xử lý nợ riêng: Người đứng tên vay phải tự chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ. Khi ly hôn, tòa án sẽ xác định rõ đây là nghĩa vụ riêng của ai để tránh tranh chấp về sau.

Thỏa thuận giữa hai bên

Việc thỏa thuận với nhau trước khi đưa vụ việc ra tòa là cách tốt nhất để tránh mất thời gian và chi phí pháp lý. Vợ chồng có thể thương lượng và lập văn bản thỏa thuận về việc: 

  • Ai sẽ trả khoản nợ nào? 

  • Phân chia nghĩa vụ trả nợ theo tỷ lệ hợp lý dựa trên khả năng tài chính. 

  • Thỏa thuận hỗ trợ tài chính nếu một bên gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Nhờ Tòa án giải quyết

Nếu không thể thỏa thuận, vợ chồng có thể yêu cầu tòa án phân chia nghĩa vụ trả nợ khi giải quyết ly hôn. Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố sau: 

  • Nợ có phải là nợ chung hay không? 

  • Khả năng tài chính của từng bên.

  • Ai là người hưởng lợi trực tiếp từ khoản vay.

  • Hoàn cảnh của mỗi người sau ly hôn (có nuôi con hay không, thu nhập ra sao…).

Phán quyết của tòa án:

  • Nếu là nợ chung, tòa có thể yêu cầu cả hai bên cùng trả hoặc một bên trả nhưng được bù trừ bằng tài sản khác.

  • Nếu là nợ riêng, người đứng tên vay phải tự thanh toán, bên kia không có trách nhiệm.

Nếu không thể thỏa thuận có thể nhờ tòa án giải quyết nợ chung

Làm việc với chủ nợ

Dù tòa án đã phân chia trách nhiệm trả nợ giữa vợ chồng, trên thực tế, chủ nợ vẫn có quyền yêu cầu người đứng tên vay trả nợ. Vì vậy, nếu bạn là người vay chính, bạn nên: 

  • Thông báo cho chủ nợ về việc ly hôn và ai sẽ tiếp tục trả nợ. 

  • Giải quyết các khoản vay chung trước khi ly hôn để tránh tranh chấp về sau.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm luật sư để hỗ trợ trong việc tranh chấp tài sản, nợ chung sau ly hôn, bạn có thể liên hệ LHLegal để được tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu về hôn nhân và gia đình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí