>>> Vô tình vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
>>> Bạn mượn xe mang đi thế chấp bị xử lý ra sao?
Câu hỏi:
Trả lời:
Trước tiên, chúng tôi cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ câu chuyện của bản thân cho LHLegal. Hiện nay, có rất nhiều người cũng rơi vào tình huống tương tự như bạn. Cho nên, vấn đề xử lý tài sản cho mượn khi người mượn bị bắt trong vụ án hình sự là một trong những vấn đề nhiều người thắc mắc, quan tâm và trăn trở liệu tài sản đó có được trả hay không, thủ tục trả như thế
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ giải đáp được tất cả thắc mắc của bạn về vấn đề xử lý tài sản cho mượn khi người mượn bị bắt về tội hình sự.
Trước tiên, cần xác định chiếc xe của bạn có phải là vật chứng trong vụ án về ma túy hay không, căn cứ theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 89. Vật chứng
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
Theo như tình huống mà bạn cung cấp, người phạm tội sử dụng xe của bạn để đi đâu đó và bị bắt về tội sử dụng và tàng trữ ma túy. Như vậy, trong tình huống này sẽ có 02 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Người phạm tội chỉ sử dụng chiếc xe để di chuyển thông thường, không liên quan đến vụ án ma túy. Đối với trường hợp này, chiếc xe của bạn có thể không được xem là vật chứng bởi vì không phải là phương tiện phạm tội theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Trường hợp 2: Người phạm tội sử dụng chiếc xe để thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến ma túy. Đối với trường hợp này, chiếc xe của bạn có thể trở thành vật chứng của vụ án bởi vì nó được xem là phương tiện phạm tội được quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Giả sử bạn của bạn chỉ sử dụng chiếc xe để di chuyển thông thường, không liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội về ma túy, không được xem là vật chứng trong vụ án thì có thể chiếc xe sẽ được trả lại cho bạn.
Trong quá trình điều tra, truy tố, tạm giữ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện xác định chiếc xe của bạn có phải là vật chứng của vụ án ma túy hay không hoặc bạn có thể chứng minh được chiếc xe đó không phải vật chứng, không liên quan đến hành vi phạm tội thì theo điểm a, điểm b khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, cơ quan, người có thẩm quyền có quyền: “Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;” và “Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án”.
Như vậy, chủ sở hữu chiếc xe bị tạm giữ trong vụ án hình sự có thể được trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nếu chiếc xe không phải là vật chứng trong Vụ án. Ngoài ra, trong trường hợp tạm giữ chiếc xe, người có trách nhiệm bảo quản vật chứng có hành vi làm hư hỏng chiếc xe thì bạn có thể yêu cầu họ bồi thường thiệt hại cho mình.
Tài sản không phải là vật chứng sẽ được trả lại ngay
Thủ tục giải quyết trả lại xe cho chủ sở hữu trong trường hợp chiếc xe không phải là vật chứng của vụ án hình sự được thực hiện như sau:
Trường hợp chiếc xe được xác định không phải vật chứng của vụ án hoặc là vật chứng nhưng xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì có thể trả lại ngay cho chủ sở hữu.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), cơ quan có thẩm quyền trả lại tài sản không phải là vật chứng trong vụ án hình sự, bao gồm:
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định ở giai đoạn điều tra;
Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án ở giai đoạn truy tố;
Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;
Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.
Cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu: Cá nhân hoặc tổ chức có quyền lợi liên quan đến vật chứng có thể làm đơn yêu cầu trả lại.
Hồ sơ cần thiết:
Đơn yêu cầu trả lại tài sản tạm giữ trong vụ án;
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền lợi hợp pháp đối với vật chứng (nếu có);
Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu;
Sau khi nhận được hồ sơ của người yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét, trường hợp xét thấy tài sản không phải là vật chứng hoặc là vật chứng nhưng không ảnh hưởng đến việc xử lý và thi hành vụ án thì có thể ban hành quyết định trả lại vật chứng.
Sau khi có quyết định, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho người yêu cầu đến nhận tài sản.
Việc trả lại phải được lập thành biên bản ghi nhận rõ các thông tin về vật chứng và người nhận.
Về thời gian giải quyết việc trả vật chứng trong vụ án hình sự thì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, mà tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng và cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Trả xe sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn cũng như người có thẩm quyền giải quyết.
Trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu tài sản được xem là vật chứng nói chung trong vụ án hình sự sẽ tùy thuộc vào bản chất của tài sản đó và vai trò của chủ sở hữu tài sản trong vụ án hình sự.
Nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tài sản liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội và do chủ sở hữu sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, họ phải chịu trách nhiệm pháp lý, bao gồm:
Trách nhiệm hình sự: Chủ sở hữu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ căn cứ xác định hành vi của họ vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm dân sự: Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người bị hại theo quy định của pháp luật dân sự.
Hình phạt bổ sung: Vật chứng có thể bị tịch thu để sung công quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy nếu là công cụ phạm tội nguy hiểm.
Nếu vật chứng là công cụ phạm tội nguy hiểm có thể bị tịch thu để tiêu hủy
Nếu chủ sở hữu không biết hoặc không liên quan đến việc tài sản của mình bị sử dụng vào hành vi phạm tội, trách nhiệm của họ như sau:
Xác minh nguồn gốc vật chứng: Chủ sở hữu cần chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với vật chứng thông qua giấy tờ, tài liệu liên quan (hóa đơn, hợp đồng, giấy tờ đăng ký…).
Nếu chủ sở hữu tài sản không liên quan đến hành vi phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tài sản bị tạm giữ trong vụ án sẽ được trả lại nếu không phải là đối tượng bị tịch thu, tiêu hủy, tranh chấp hoặc liên quan đến quá trình điều tra giải quyết vụ án,….
Như vậy, đối với tình huống trên, bạn có trách nhiệm chứng minh bản thân không liên quan đến hành vi phạm tội ma túy và Chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với chiếc xe.
Để chứng minh bản thân không liên quan đến hành vi phạm tội khi tài sản của mình bị thu giữ, tạm giữ trong vụ án hình sự, chủ sở hữu cần cung cấp các bằng chứng và tài liệu chứng minh những vấn đề như sau:
Xác minh bản thân không tham gia, đồng phạm hoặc hỗ trợ cho tội phạm tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội;
Xác minh bản thân không biết tội phạm hoặc không biết hành vi phạm tội của tội phạm;
Cung cấp các bằng chứng ngoại phạm để chứng minh rằng bản thân chủ sở hữu tài sản đang bị tạm giữ trong vụ án không biết hoặc không có mối liên hệ với vụ án hình sự;
Chứng minh mục đích hợp pháp khi cho mượn tài sản;
Để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản, chủ sở hữu cần phải cung cấp các bằng chứng như sau:
Giấy tờ liên quan đến tài sản;
Hợp đồng mua bán tài sản;
Hóa đơn, chứng từ thanh toán;
Giấy chứng nhận đăng ký tài sản (đối với động sản phải đăng ký hoặc bất động sản…)
Tài liệu khác có liên quan.
Ngoài ra, chủ sở hữu có thể nhờ người khác làm chứng trong việc xác thực về nguồn gốc tài sản này.
Chứng minh bản thân không biết tài sản bị sử dụng trái phép;
Chứng minh bản thân không có mối liên hệ với người thực hiện hành vi phạm tội;
Chứng minh bản thân không biết hành vi phạm tội của tội phạm.
Như vậy, đối với tình huống trên, bạn cần phải chứng minh những vấn đề nêu trên nhằm xác minh bản thân không có mối liên hệ với vụ án hình sự cũng như xác định chiếc xe không phải là phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm. Đồng thời, để tiến hành việc chứng minh một cách thuận lợi hơn, bạn cần phối hợp với cơ quan chức năng trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin để cơ quan này có thể tiến hành một cách nhanh chóng và sớm trả lại chiếc xe cho mình.
Mặc dù quyền yêu cầu trả lại tài sản khi xem xét có phải vật chứng trong vụ án hình sự không được quy định một cách chi tiết trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), song, chủ sở hữu tài sản này vẫn có quyền yêu cầu cơ quan chức năng trả lại tài sản cho mình nếu chứng minh được tài sản đó không phải là vật chứng; không liên quan đến vụ án hình sự. Bởi vì việc thu giữ, tạm giữ tài sản của người khác đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, cho nên, quyền này được đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu khi tài sản của họ bị thu giữ, tạm giữ làm vật chứng.
Chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu cơ quan chức năng trả lại tài sản nếu chính minh được nó không phải là vật chứng
Những chủ thể có quyền yêu cầu trả lại tài sản bao gồm:
Chủ sở hữu hợp pháp của tài sản;
Người quản lý tài sản hợp pháp (được chủ sở hữu ủy quyền);
Người có quyền lợi liên quan (ví dụ: bên thuê, bên mượn tài sản…)
Ngoài ra, trường hợp quyền yêu cầu trả lại tài sản không được thực hiện hoặc bị từ chối không có căn cứ, chủ sở hữu có thể:
Khiếu nại: khiếu nại quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
Khởi kiện: Đề nghị Tòa án giải quyết thông qua thủ tục tố tụng dân sự hoặc hành chính.
Như vậy, trong tình huống trên, bạn có quyền yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền trả lại tài sản cho mình.
Hồ sơ cần chuẩn bị để lấy lại xe bị tạm giữ bao gồm:
Đơn đề nghị trả lại tài sản: đơn phải ghi rõ thông tin người yêu cầu, lý do yêu cầu trả lại xe và các tài liệu kèm theo.
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu chiếc xe:
Giấy đăng ký xe (bản chính hoặc bản sao có công chứng).
Hóa đơn mua xe, hợp đồng mua bán (nếu có).
Giấy tờ liên quan khác chứng minh bạn là chủ sở hữu (nếu đăng ký xe đứng tên người khác).
Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có công chứng hoặc bản chính).
Biên bản tạm giữ xe: biên bản hoặc quyết định tạm giữ phương tiện của cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, để tiến hành các thủ tục trả lại xe, bạn cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ như đã nêu để việc trả lại xe được thực hiện một cách thuận lợi nhất.
Bài viết này được xây dựng dựa trên các thông tin và tình tiết từ câu hỏi của người dân, nhằm cung cấp góc nhìn pháp lý mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho các quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền và có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế của vụ việc.
Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01