>>> Ngoại tình dẫn đến việc vợ/chồng tự sát có bị phạt tù không?
>>> Hai vợ chồng đều không có thu nhập ổn định, ai được quyền nuôi con sau ly hôn?
Tóm tắt vụ việc người đàn ông lấy hai vợ bầu
Theo nguồn tin báo chí, dạo gần đây, mạng xã hội đang xôn xao, bàn tán về thông tin “người đàn ông lấy hai vợ có bầu” do một tài khoản Facebook tên L.T.D (Quảng Nam) đăng tải. Theo đó, chị D. đã đăng tải loạt hình ảnh lễ vu quy, đính hôn cùng câu chuyện với một người đàn ông cùng lúc lấy hai vợ. Được biết, một người là bạn gái mới (chị D.) và một người là bạn gái cũ đã chia tay được 6 tháng (chị L.), đáng chú ý hơn cả là cả hai người vợ đều có thai với người đàn ông này (hay còn gọi là anh N.).
Chị D. cho biết, chị cùng anh N. đã yêu nhau rồi có thai. Khi chị báo tin cho anh N., anh có vẻ bối rối và nói cũng vừa nhận tin tương tự với bạn gái cũ là chị L.. Vì muốn mọi chuyện êm xuôi, chị D. đã đồng ý làm lễ vu quy rồi về nhà anh N. ở và nói dối với gia đình rằng chờ thời gian thích hợp sẽ cưới.
Tuy nhiên, khoảng 3 tuần sau, anh N. tiếp tục làm lễ đính hôn với chị L. mà chị D. không hề hay biết. Vì cam chịu nên cả hai chị D. và chị L. cùng nhau giữ im lặng, chấp nhận sống vì con. Theo nguồn tin từ báo chí, cả hai đều chưa đăng ký kết hôn với anh N..
Sự việc này sau đó đã tới tai mẹ chị D., do chị L. đã gửi hàng loạt ảnh lễ đính hôn, vu quy của mình cho mẹ chị D.. Quá xót xa cho con gái nên mẹ chị D. đã khuyên con bồng cháu về nhà mình để chăm sóc, nuôi nấng. Sau đó, chị D. đã bóc trần sự việc lên mạng xã hội (Facebook) và đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Hiện cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh.
Phân tích pháp lý vụ việc
Quy định về hôn nhân hợp pháp
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.”
Tiếp tục tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Như vậy, một nam và một nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau khi thỏa mãn đầy đủ điều kiện kết hôn (điều kiện về nội dung) và đăng ký kết hôn (điều kiện về hình thức) thì được xem là quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Về điều kiện kết hôn đã được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Một số trường hợp cấm kết hôn được ghi nhận tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Về đăng ký kết hôn, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
Theo quy định trên, việc đăng ký kết hôn phải được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn nhưng không được đăng ký đúng quy định pháp luật thì không có giá trị pháp lý, nghĩa là không được xem là quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Quan hệ vợ chồng hợp pháp được nhà nước công nhận thông qua thủ tục đăng ký kết hôn
Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
“Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”
Theo quy định trên, có thể thấy nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được đề cao lên hàng đầu, thể hiện sự tiến bộ trong xã hội hiện đại về chế độ hôn nhân và gia đình.
Ngoài ra, theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ được xem là hành vi cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình.
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.”
Theo quy định trên, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng có thể bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng.
Đồng thời, tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Như vậy, có thể thấy hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hành vi trái pháp luật về hôn nhân, có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là truy cứu TNHS
Người đàn ông cưới hai vợ có vi phạm pháp luật?
Về nguyên tắc, người đàn ông kết hôn với hai vợ được xem là hành vi trái pháp luật về hôn nhân và gia đình. Nhưng hành vi trên được xem là trái pháp luật khi người đàn ông đã xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp với người vợ đầu tiên, chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân thứ nhất mà đã tiến hành kết hôn với người vợ thứ hai.
Đối với tình huống trên, cả hai người phụ nữ (chị D. và chị L.) đều không đăng ký kết hôn với anh N. Việc họ làm lễ đính hôn, lễ vu quy chỉ là được xem là một thủ tục mang tính tập quán, tổ chức đám cưới để thông báo cho họ hàng, bạn bè, làng xóm… tin vui về việc đôi nam nữ trở thành vợ chồng. Còn quan hệ vợ chồng hợp pháp được xác lập chỉ khi cả hai được pháp luật công nhận khi đã tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Cho nên, hành vi của anh N. chỉ được xem là vi phạm về mặt đạo đức xã hội, chứ không vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Như vậy, người đàn ông trong tình huống trên mặc dù có làm lễ vu quy, đính hôn với hai người phụ nữ nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn với cả hai người vợ nên không được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm của người đàn ông đối với hai con của hai vợ
Mặc dù anh N. không xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp với cả hai chị D. và chị L. nhưng anh N. vẫn có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con chung. Theo đó, tại khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.
Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Theo quy định trên, mặc dù không xác lập quan hệ hôn nhân với cả hai chị D. và chị L, nhưng anh N. vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và các trách nhiệm khác được quy định như trên đối với con chung giữa anh N. với cả hai người vợ.
Đồng thời, căn cứ vào Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Như vậy, anh N. còn có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của mình mà không thể chuyển giao nghĩa vụ này cho ai khác theo Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Anh N. còn có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của mình
Bài học rút ra sau vụ việc
Vụ việc một người đàn ông ở Quảng Nam tổ chức đám cưới với hai phụ nữ trong thời gian ngắn đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Từ sự việc này, chúng ta có thể rút ra một số bài học quan trọng như sau:
-
Thứ nhất, tôn trọng và tuân thủ pháp luật về hôn nhân: Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định chế độ một vợ một chồng, việc không tuân thủ nguyên tắc trên có thể dẫn đến hậu quả pháp lý và xã hội nghiêm trọng. Theo đó, người nào vi phạm nguyên tắc chế độ một vợ một chồng có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ngoài ra, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội. Đối với người đàn ông trong tình huống trên, mặc dù chưa đăng ký kết hôn với ai nhưng hành vi của anh ta vẫn được xem là hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức xã hội, cần phải được lên án mạnh mẽ.
-
Thứ hai, trung thực và minh bạch trong quan hệ tình cảm: Sự thiếu trung thực và minh bạch trong mối quan hệ có thể gây tổn thương sâu sắc cho các bên liên quan. Việc che giấu thông tin và thiếu rõ ràng trong quan hệ tình cảm dẫn đến những hậu quả tiêu cực, như trong trường hợp này.
-
Thứ ba, sử dụng mạng xã hội một cách thận trọng: Việc chia sẻ thông tin cá nhân và câu chuyện riêng tư trên mạng xã hội có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn, bao gồm việc xâm phạm quyền riêng tư và gây ra những phản ứng tiêu cực từ cộng đồng. Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi công khai thông tin cá nhân trên các nền tảng trực tuyến.
-
Thứ tư, giáo dục về đạo đức và trách nhiệm trong quan hệ: Sự việc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về đạo đức và trách nhiệm trong các mối quan hệ tình cảm, nhằm tránh những tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.
Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đến LHLegal để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Thỏa thuận chia tài sản trong hôn nhân không công chứng có hiệu lực không? (09.05.2025)
Thủ tục ly hôn mới nhất 2025: Hồ sơ, quy trình & thời gian giải quyết (09.05.2025)
Trong hôn nhân tài sản đứng tên chồng khi ly hôn vợ có được chia? (06.05.2025)
Ly hôn với người nước ngoài có khó không? (06.05.2025)
Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài mới nhất (26.04.2025)
Của hồi môn là gì? Của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng? (26.04.2025)
Con dưới 36 tháng tuổi mặc nhiên được Tòa án giao cho mẹ nuôi dưỡng? (24.04.2025)
Ly hôn với chồng quân nhân thì thực hiện thế nào? (23.04.2025)