>>> Mẫu đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
>>> Giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn
>>> Chưa đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Thủ tục giành quyền nuôi con ra sao?
Câu hỏi:
Trả lời:
Cám ơn chị đã gửi câu hỏi đến LHLegal, đối với tình huống của chị, chúng tôi xin trả lời như sau:
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi cả hai bên không có thu nhập ổn định
Trong trường hợp này, Toà án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con - ai có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi hai vợ chồng đều không có thu nhập ổn định sẽ căn cứ vào:
-
Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột; Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
-
Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;
-
Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con… nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.
Chị cần thu thập đầy đủ các bằng chứng có lợi hơn cho mình để giành được quyền nuôi con, hơn hết, nên nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư để thu thập tốt hơn các bằng chứng chứng minh, nhằm có cơ hội giành quyền trực tiếp nuôi con cao hơn. Chi tiết sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết dưới đây.
Điều kiện để được quyền nuôi con theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nếu con từ 7 tuổi trở nên thì phải xem xét nguyện vọng của con
Như vậy, trong trường hợp của chịn, do con dưới 7 tuổi và cả hai vợ chồng đều không có thu nhập ổn định khi ly hôn, do đó Toà án sẽ xem xét căn cứ quyền lợi mọi mặt của con.
Các yếu tố tòa án xem xét khi giải quyết quyền nuôi con
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, được hướng dẫn chi tiết tại Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, sau khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được, tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào “quyền lợi mọi mặt của con”, bao gồm:
-
Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
-
Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;
-
Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
-
Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;
-
Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;
-
Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;
-
Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng đều không có thu nhập ổn định, tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau để quyết định người có quyền trực tiếp nuôi con:
-
Khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con: Tòa án không chỉ xét về thu nhập mà còn xem xét khả năng chăm sóc và dạy dỗ con hàng ngày.
-
Môi trường sống: Ai là người có thể tạo môi trường sống ổn định và an toàn hơn cho con.
-
Tình cảm giữa cha mẹ và con: Người có sự gắn bó, quan tâm và dành nhiều thời gian chăm sóc con hơn sẽ được ưu tiên.
-
Sức khỏe, đạo đức của cha mẹ: Người có lối sống lành mạnh, không có hành vi bạo lực, nghiện ngập hoặc vi phạm pháp luật sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.
-
Nguyện vọng của con (nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên): Tòa án sẽ hỏi ý kiến của con về việc muốn sống với cha hay mẹ.
Giải quyết vấn đề trong trường hợp cả hai vợ chồng không có công việc ổn định
Chứng minh khả năng nuôi con tốt hơn
Trong trường hợp cả hai bên đều không có thu nhập ổn định, việc chứng minh khả năng nuôi con tốt hơn sẽ là yếu tố quyết định.
Chị có thể chứng minh rằng mặc dù thu nhập không ổn định nhưng có đủ năng lực tài chính để đảm bảo cho con có cuộc sống đầy đủ, có nhiều thời gian chăm sóc con hơn (làm việc tại nhà, linh hoạt thời gian làm việc), có sự hỗ trợ của gia đình (ông bà nội, ngoại) trong việc chăm sóc con, có kế hoạch sắp xếp công việc để đảm bảo đời sống của con trong tương lai; Mặt khác, chị có thể chứng minh mối quan hệ giữa chị với con tốt hơn, có sự gắn bó với con hơn, có khả năng giáo dục con về đạo đức, học tập và kỹ năng sống.
Thu thập các yếu tố có lợi để giành quyền nuôi con
Nếu muốn giành quyền nuôi con, chị cần thu thập các bằng chứng sau:
-
Chứng minh bản thân có lối sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật;
-
Chứng minh người chồng có hành vi bạo lực gia đình (nếu có);
-
Chứng minh chồng thiếu trách nhiệm với con trong quá trình chung sống (nếu có);
-
Chứng minh thu nhập, khả năng nuôi dưỡng con.
Lối sống lành mạnh là một yếu tố được Toà án cân nhắc khi phân xử quyền nuôi con
Thỏa thuận nuôi con hoặc yêu cầu tòa án phân xử
Nếu không thể thỏa thuận với chồng về việc nuôi con, chị có quyền yêu cầu tòa án phân xử. Tòa án sẽ xem xét đầy đủ các yếu tố pháp lý và cân nhắc quyền lợi của con trước khi ra phán quyết.
Các bước cần thực hiện để giành quyền nuôi con
Thu thập bằng chứng chứng minh khả năng nuôi con
Nếu muốn giành quyền nuôi con, chị cần thu thập các bằng chứng sau:
-
Chứng minh bản thân có lối sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật bằng các giấy tờ như giấy khám sức khỏe, trong quan hệ với gia đình, dòng họ, hàng xóm,...;
-
Chứng minh người chồng có hành vi bạo lực gia đình (nếu có) thông qua giấy khám sức khoẻ, …;
-
Chứng minh chồng thiếu trách nhiệm với con trong quá trình chung sống (nếu có);
-
Chứng minh thu nhập, khả năng nuôi dưỡng con thông qua bảng lương, bảo hiểm xã hội, sao kê ngân hàng,...
-
Giấy tờ sở hữu tài sản (nhà ở, đất đai, tài sản có giá trị);
-
Bằng chứng về sự quan tâm, chăm sóc con trong suốt thời gian hôn nhân.
Chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ
Hồ sơ bao gồm:
-
Đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn (có yêu cầu giành quyền nuôi con);
-
Giấy khai sinh của con;
-
Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến khả năng nuôi con như đã trình bày tại phần 4.1: bảng lương, bảo hiểm xã hội, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác như ô tô, xe máy,...
Nhờ Luật sư tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ pháp lý
Việc nhờ luật sư tư vấn sẽ giúp bạn hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như cách thức thu thập chứng cứ và trình bày tại tòa án một cách thuyết phục nhất.
Với sự am hiểu pháp luật và kinh nghiệm nhiều năm trong việc hỗ trợ khách hàng giải quyết các vụ ly hôn về: thủ tục ly hôn đơn phương, tư vấn tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn…, đội ngũ Luật sư của LHLegal tin rằng có thể tư vấn và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp khách hàng bảo vệ được tối đa quyền lợi của mình khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến ly hôn.
Như vậy, trong các vụ án ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con, tòa án sẽ luôn đặt lợi ích tốt nhất của con lên hàng đầu. Việc cả hai vợ chồng đều không có thu nhập ổn định không đồng nghĩa với việc không có khả năng nuôi con. Điều quan trọng là chị cần chứng minh được tình cảm, khả năng chăm sóc và môi trường sống tốt hơn cho con.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, chị nên chủ động thu thập bằng chứng, chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ và nhờ sự tư vấn của luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Có con với chồng mới khi chưa ly hôn: Làm sao đăng ký khai sinh đúng luật? (09.05.2025)
Chồng mất không để lại di chúc, vợ có được tự ý bán nhà? (26.04.2025)
Hướng dẫn đăng ký kết hôn với Việt kiều khi bị mất hộ khẩu (24.04.2025)
Chồng bỏ đi không liên lạc được: Ly hôn như thế nào? (01.04.2025)
Ly hôn rồi có xin giấy chứng nhận độc thân được không? (01.04.2025)
Nhà và đất là tài sản chung của vợ chồng: Có chuyển sang thành tài sản riêng của vợ được không? (01.04.2025)
Ly hôn vì bạo lực gia đình: Làm sao để giành quyền nuôi các con? (28.03.2025)
Vợ đứng tên vay nợ cho chồng làm ăn, khi ly hôn ai phải trả? (27.03.2025)