>>> Các nguyên tắc xử lý tội phạm trong Bộ luật hình sự 2015
>>> Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
Chấp hành án là gì? Tội không chấp hành án là gì?
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định về người chấp hành án như sau:
“1. Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.”
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không chấp hành án như sau:
“1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo quy định trên có thể hiểu Tôi không chấp hành án là hành vi cố ý không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa đã có hiệu lực pháp luật. Hành vi vi phạm có thể là:
-
Không giao nộp tài sản mà Tòa ra quyết định tịch thu nộp vào Ngân sách Nhà nước.
-
Tẩu tán tài sản, bỏ trốn… nhằm không thực hiện bản án.
-
Không thực hiện bồi thường theo quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy không chấp hành bản án là hành vi vi phạm pháp luật, tác động đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và người được thi hành án. Vì vậy nếu như không chấp hành án, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Các yếu tố cấu thành tội không chấp hành án
Về Khách thể
Hành vi này gây cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời trực tiếp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và người được thi hành án.
Tội phạm này nhắm vào các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
-
Bản án hình sự
-
Bản án dân sự
-
Bản án hôn nhân và gia đình
-
Bản án kinh tế
-
Bản án lao động
-
Bản án hành chính
-
Các quyết định khác của Toà án
Về chủ thể của tội phạm
Những người có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bao gồm:
-
Bị cáo trong các vụ án hình sự
-
Người bị hại trong các vụ án hình sự
-
Các bên tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, hành chính, lao động.
Chủ thể của tội không chấp hành án là bị cáo trong các vụ án hình sự
Mặt khách quan
Tội không chấp hành án thể hiện qua việc người có nghĩa vụ không thực hiện hành vi được yêu cầu trong bản án, quyết định của Tòa án dù có khả năng và điều kiện thực hiện. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, cần tập trung vào việc chứng minh người đó có nghĩa vụ thi hành án nhưng đã không thực hiện.
Để cấu thành tội Không chấp hành án, cần có dấu hiệu bắt buộc là "đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết", ví dụ như quyết định kê biên tài sản, niêm phong tài sản, hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi không chấp hành án.
Lưu ý, nếu hành vi không chấp hành án đi kèm với hành vi chống người thi hành công vụ, gây thương tích, làm chết người, gây mất trật tự trị an, xã hội... thì người phạm tội có thể bị xử lý về tội Không chấp hành án kết hợp với các tội phạm khác.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm này được thực hiện với ý thức cố ý, thể hiện qua việc người phạm tội vẫn không chấp hành án dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Động cơ không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm này.
Trường hợp nào của Tội không chấp hành án sẽ bị phạt tù?
Theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 thì khi người có điều kiện không chấp hành án sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:
-
Cố ý không chấp hành dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật
-
Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành án mà vẫn vi phạm.
Theo đó mức phạt về hành vi không chấp hành án như sau:
-
Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với trường hợp không chấp hành án mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành án nhưng vẫn vi phạm.
-
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
-
Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
-
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
-
Tẩu tán tài sản.
-
Người phạm tội có hành vi tẩu tán tài sản bị phạt từ 2-5 năm năm tù
Trường hợp nào Tội không chấp hành án không bị phạt tù?
Nếu có hành vi không chấp hành án nhưng chưa đủ điều kiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ áp dụng hình thức phạt tiền.
Tại Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng;
b) Không thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
c) Không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không chính xác tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án khi người có thẩm quyền thi hành án yêu cầu;
d) Có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án dân sự;
đ) Chống đối, cản trở hoặc xúi giục người khác chống đối, cản trở hoạt động thi hành án dân sự;
e) Gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;
b) Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
c) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
d) Cung cấp chứng cứ sai sự thật cho cơ quan thi hành án dân sự.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;
c) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án;
đ) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản;
e) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc giao, trả tài sản, giấy tờ thi hành án;
g) Không cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng hoặc cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và việc phong tỏa, khấu trừ để thi hành án; làm lộ thông tin hoặc lạm dụng thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án để sử dụng trái phép vào mục đích khác.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, cầm cố hoặc có hành vi khác nhằm chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản bị hạn chế giao dịch theo quy định;
d) Hủy hoại tài sản đã kê biên;
đ) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
e) Không thực hiện quyết định thi hành án về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay của Tòa án;
g) Tiết lộ thông tin để người phải thi hành án chuyển, rút tiền khỏi tài khoản làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
b) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ;
c) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án."
Quy định hoãn hình phạt tù theo quy định pháp luật
Hoãn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”
Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án sẽ phải chịu sự giám sát của cơ quan hoặc chính quyền địa phương.
Trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án chịu sự giám sát cơ của chính quyền địa phương
Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, người được hoãn chấp hành phạm tội mới thì Tòa án sẽ buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước đó. Hình phạt này sẽ được tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trên là nội dung về tội chấp hành án là gì? Không chấp hành án thì bị phạt như thế nào? Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác hay cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ luật sư hình sự giỏi TPHCM LHLegal để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)