Với sự ra đời và hiệu lực của Luật Các tổ chức tín dụng 2024, các quy định về tổ chức tín dụng đã được bổ sung và điều chỉnh để phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế mới. Vậy, tổ chức tín dụng là gì? Có những loại hình tổ chức tín dụng nào theo quy định pháp luật hiện hành? Bạn hãy cùng LHLegal tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm của tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 định nghĩa:
“Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.”
Theo khoản 4, khoản 14 khoản 17, khoản 27, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
-
Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi và hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận cho tổ chức, cá nhân gửi tiền;
-
Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác;
-
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng
Đặc điểm của tổ chức tín dụng:
-
Là tổ chức kinh tế hoạt động chủ yếu liên quan đến đối tượng là tiền tệ.
-
Hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng là hoạt động ngân hàng.
-
Các tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh đặc thù, chủ yếu đó là việc huy động vốn và sử dụng vốn sẵn có hoặc nguồn vốn huy động được
-
Chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng.
Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế hoạt động chủ yếu liên quan đến đối tượng là tiền tệ
Các loại hình tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Có 04 loại hình tổ chức tín dụng theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2024, bao gồm: Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Tổ chức tài chính vi mô và Quỹ tín dụng nhân dân
Ngân hàng
Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024. (khoản 21 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Dựa vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng được phân loại như sau:
Ngân hàng chính sách
Là ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. (Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Ngân hàng hợp tác xã
Là ngân hàng của tất cả quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. (khoản 22 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024).
Ngân hàng hợp tác xã được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. (khoản 5 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Ngân hàng thương mại
Là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nhằm mục tiêu lợi nhuận. (khoản 23 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024).
Dựa vào hình thức pháp lý được quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, ngân hàng thương mại được phân loại như sau:
-
Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
-
Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp ngân hàng thương mại Nhà nước
-
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
-
Ngân hàng liên doanh được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngân hàng thương mại là ngân hàng thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác
Xem thêm: Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động dưới hình thức nào?
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. (khoản 41 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024).
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. (khoản 3 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:
-
Công ty tài chính tổng hợp là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện các hoạt động sau: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức; Cho vay; Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu; Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
-
Công ty tài chính chuyên ngành là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phân loại như sau:
-
Công ty tài chính bao thanh toán được thực hiện các hoạt động sau: Bao thanh toán; Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức; cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
-
Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng được thực hiện các hoạt động ngân hàng sau đây: Phát hành thẻ tín dụng; Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức; cho vay Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu và các hình Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
-
Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các hoạt động ngân hàng sau đây: cho thuê tài chính; Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức; cho vay Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu và các hình Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
-
Tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. (khoản 37 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024).
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. (khoản 6 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024).
Hoạt động ngân hàng của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Bao gồm:
-
Tổ chức tài chính vi mô nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới hình thức sau đây:
-
Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;
-
Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán.
-
-
Tổ chức tài chính vi mô cho vay bằng đồng Việt Nam. Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn.
-
Tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng.
Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. (khoản 30 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. (khoản 5 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Bao gồm:
-
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
-
Cho vay bằng đồng Việt Nam.
-
Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó, trừ việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
-
Các hoạt động kinh doanh khác của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
-
Nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân;
-
Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó;
-
Vay, gửi tiền tại ngân hàng hợp tác xã; vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay, gửi tiền lẫn nhau;
-
Tham gia góp vốn tại ngân hàng hợp tác xã;
-
Mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
-
Đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo quản tài sản;
-
Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
-
Tư vấn cho thành viên về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
-
Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
-
Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
-
Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
-
Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
-
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
-
Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
-
Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
-
Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
-
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
-
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Trên đây là bài viết được tổng hợp dựa trên quy định pháp luật mới nhất về tổ chức tín dụng. Hy vọng qua bài trên bạn đã hiểu được tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng cũng những nội dung liên quan.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Bảo lãnh ngân hàng: Quy định pháp luật và những rủi ro cần biết (09.05.2025)
Doanh nghiệp cần lưu ý những gì trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại? (09.05.2025)
Một tài sản bảo đảm có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều khoản vay tại các ngân hàng khác nhau không? (26.04.2025)
Trình tự, thủ tục, quy trình ngân hàng thu hồi nợ thông qua hình thức đấu giá tài sản (24.04.2025)
Quyền lợi của người bảo lãnh vay vốn khi tài sản bị bán đấu giá trái luật: Cách bảo vệ và xử lý tranh chấp (17.04.2025)
Phân tích và bình luận Bản án số 06/2023/KDTM-PT về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm (17.04.2025)
Ngân hàng Nhà nước cam kết bơm thanh khoản, hỗ trợ giảm lãi suất bất chấp áp lực tỷ giá từ chính sách thuế của Mỹ (09.04.2025)
Lãi suất huy động bị "ghìm cương", ngân hàng tìm cách xoay xở vốn (09.04.2025)