Ngân hàng là gì?
Trước khi tìm hiểu ngân hàng thương mại là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ngân hàng là gì, pháp luật quy định như thế nào về ngân hàng.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về ngân hàng:
“ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.”
Theo đó, ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Ngân hàng bao gồm các loại hình:
- Ngân hàng thương mại;
- Ngân hàng chính sách;
- Ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về ngân hàng về định nghĩa ngân hàng thương mại:
“ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
Theo đó, ngân hàng thương mại là một loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận được Luật Các tổ chức tín dụng quy định.
Ngân hàng thương mại tại Việt Nam được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hình thức hoạt động của ngân hàng thương mại:
“ Điều 6. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.”
Như vậy, ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới 02 hình thức sau:
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Đây là hình thức phổ biến của đa số các Ngân hàng thương mại hiện nay, có thể kể đến những ngân hàng thương mại được nhiều người biết đến như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank),…
Ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Ngân hàng thương mại nhà nước.
Quy định về ngân hàng thương mại nhà nước theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có góc nhìn, định nghĩa khác hơn so với Luật Các tố chức tín dụng 1997 (sửa đối, bổ sung 2004) và các văn bản dưới luật hướng dẫn luật này. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại thì “ Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.”. Như vậy, theo quy định về các tổ chức tín dụng tại các văn bản pháp luật cũ, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ cũng được xem là Ngân hàng thương mại nhà nước.
Hiện nay, ngân hàng thương mại nhà nước chỉ bao gồm các ngân hàng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, có tổng cộng 04 ngân hàng thương mại hoạt động dưới hình thức ngân hàng thương mại nhà nước, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank).
Hoạt động ngân hàng bao gồm những hoạt động gì?
Từ những quy định nêu trên, chúng ta đã được biết ngân hàng thương mại tất cả các hoạt động ngân hàng. Vậy hoạt động ngân hàng là gì? Hoạt động ngân hàng được quy định cụ thể như thế nào?
Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hoạt động ngân hàng:
“ Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Như vậy, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ về: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Các nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng trên được định nghĩa, quy định cụ thể tại khoản 13, 14, 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nhận tiền gửi
Căn cứ theo khoản 13 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về nghiệp vụ nhận tiền gửi:
“ Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.”
Cấp tín dụng
Căn cứ theo khoản 14 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về nghiệp vụ cấp tín dụng:
“ Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Căn cứ theo khoản 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản:
“ Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.”
Trên đây là toàn bộ thông tin để giúp quý vị hiểu rõ hơn về ngân hàng và ngân hàng thương mại cũng như cách thức hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Hy vọng bài viết hữu ích đến bạn đọc.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về kinh doanh thương mại tại LHLegal

Khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, việc thuê Luật sư là hoàn toàn cần thiết. Đội ngũ Luật sư giỏi kinh doanh thương mại của chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp toàn diện an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp.
Với kiến thức và trình độ chuyên môn sâu rộng chúng tôi luôn xem xét, đánh giá sự việc trên nhiều khía cạnh để doanh nghiệp hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Liên hệ với chúng tôi ngay thông qua các cách thức sau:
Hotline: 1900 2929 01 - hoa.le@luatsulh.com
Trụ sở: 17A Phan Bội Châu, Phường 2, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Trung tâm: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Tiktok: Luật sư Hòa (LHLegal)
Biện pháp điều chỉnh carbon tại biên giới của EU và dự báo tác động đến doanh nghiệp Việt Nam (04.07.2023)
Sổ đăng ký thành viên công ty TNHH theo quy định pháp luật mới nhất 2023 (07.06.2023)
Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất (10.05.2023)
Trình tự, thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo quy định mới nhất 2023 (26.04.2023)
Quy định về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mới nhất năm 2023 (21.04.2023)
Hướng dẫn thay đổi người đại diện pháp luật của công ty theo quy định hiện hành (20.04.2023)
Nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên công ty TNHH 02 thành viên trở lên (16.04.2023)
Thừa kế doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết có được không? (16.04.2023)
Công ty quản lý tài sản (vamc) và những điều cần biết (28.02.2023)
Đánh giá đối với kiến nghị của Novaland cho các dự án bất động sản (27.02.2023)