>>> Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động dưới hình thức nào?
>>> Các phương thức xử lý khoản nợ của ngân hàng theo quy định pháp luật hiện hành
Tổ chức không phải là ngân hàng có được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.”
Như vậy, theo quy định trên, tổ chức không phải là ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi đáp ứng đầy đủ điều kiện và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán được phép cung cấp
Khoản 1 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định các dịch vụ trung gian thanh toán, gồm:
“Điều 22. Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ
1. Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm: dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử. Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”
Theo đó, các dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:
-
Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
-
Dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế;
-
Dịch vụ bù trừ điện tử;
-
Dịch vụ ví điện tử;
-
Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
-
Dịch vụ cổng thanh toán điện tử
Lấy ví dụ đối với các dịch vụ để gắn liền với tính thực tế: ví dụ dịch vụ ví điện tử có momo, hỗ trợ thu hộ, chi hộ tiền điện, nước, thanh toán QR,....
Điều kiện để tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định tổ chức không phải là ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ và đảm bảo duy trì đủ các điều kiện sau đây trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể:
Phải đáp ứng các điều kiện tiên quyết như sau
-
Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
-
Không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
-
Trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức phải đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu:
-
50 tỷ đồng đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử;
-
300 tỷ đồng đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử;
-
Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn đã góp hoặc vốn được cấp;
Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP;
Điều kiện về nhân sự là người đại diện theo pháp luật:
-
Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức:
-
Phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin;
-
Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm là người quản lý, người điều hành của tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
-
Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật;
-
Phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam (Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền).
-
Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (gồm Trưởng phòng (ban) hoặc tương đương và các cán bộ kỹ thuật):
-
Phải có bằng cao đẳng trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;
Có Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật
Phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị cấp Giấy phép được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 theo quy định của pháp luật;
Đối với dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ
Cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ:
-
Phải được một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch giao dịch tài chính và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;
Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử
Ngoài các điều kiện quy định tại mục 1, 2, 3, 4, 5 ở trên, tổ chức cung ứng dịch vụ phải:
-
Được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;
-
Có thỏa thuận kết nối với ít nhất 50 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tổng vốn điều lệ trong năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chiếm trên 65% tổng vốn điều lệ của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hệ thống các tổ chức tín dụng và ít nhất 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
-
Có cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng tối thiểu theo yêu cầu về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 4 theo quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống kỹ thuật của tổ chức tham gia có thỏa thuận kết nối;
-
Có hệ thống máy chủ thực hiện theo quy định pháp luật và đáp ứng năng lực xử lý tối thiểu 10 triệu giao dịch thanh toán/ngày;
Tổ chức tham gia không được kết nối quá 02 tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử;
Dịch vụ chuyển mạch tài chính phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan
Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế
Tổ chức cung ứng dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện sau:
-
Có Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển mạch tài chính còn hiệu lực;
-
Được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;
-
Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn kết nối các hệ thống thanh toán quốc tế để thực hiện chuyển mạch tài chính các giao dịch thanh toán quốc tế;
-
Có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ kỹ thuật đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế đề nghị cấp phép;
-
Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quốc tế kết nối với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế phải được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.
Như vậy, Tổ chức không phải là ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ và đảm bảo duy trì đủ các điều kiện nêu trên mới được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Thủ tục xin cấp giấy phép trung gian thanh toán
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán như sau:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này;
-
Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, văn bản của người đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu phù hợp với thẩm quyền quy định tại Điều lệ công ty về việc thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật;
-
Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
-
Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật;
-
Hồ sơ về nhân sự:
-
Sơ yếu lý lịch theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này,
-
Bản sao các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
-
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương của người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo quy định của pháp luật (trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không quá 06 tháng);
-
Văn bản của người đại diện có thẩm quyền của đơn vị nơi người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) đã hoặc đang làm việc xác nhận chức vụ và thời gian đảm nhận chức vụ hoặc bản sao văn bản chứng minh chức vụ và thời gian đảm nhiệm chức vụ tại đơn vị của người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc);
-
Bản sao các tài liệu chứng minh tổ chức đề nghị cấp Giấy phép được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm:
-
1. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;
2. Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức;
3. Giấy chứng nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
-
Văn bản cam kết và tài liệu chứng minh của chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông sáng lập của tổ chức về việc đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ;
-
Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
1. Phương án được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Văn bản thỏa thuận kết nối với các tổ chức tham gia, có nội dung cam kết không được kết nối quá 02 tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử;
3. Tài liệu chứng minh cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống máy chủ đáp ứng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 22 Nghị định này;
-
Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế phải chuẩn bị các hồ sơ sau:
1. Quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống thanh toán quốc tế để kết nối thực hiện chuyển mạch tài chính các giao dịch thanh toán quốc tế;
2. Quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế đề nghị cấp phép;
3. Bản sao tài liệu chứng minh tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quốc tế được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức thành lập hoặc đặt trụ sở chính cấp;
4. Phương án được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này.
Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về quy trình thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi 02 bộ hồ sơ và 06 đĩa CD (hoặc 06 USB) lưu trữ bản quét Bộ hồ sơ đầy đủ đề nghị cấp Giấy phép theo mục 1 phần IV bài viết đến Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước theo 02 cách:
-
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính);
-
Nộp trực tiếp tới Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước
Bước 2: Trình tự xử lý hồ sơ cấp Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ trên cơ sở các điều kiện được nêu tại mục III bài viết này.
2.1 Tiếp nhận và xác nhận hồ sơ
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức xác nhận đã nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ.
-
Trường hợp thành phần hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.
Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đủ hoặc không hợp lệ
2.2 Hồ sơ không được bổ sung đúng thời hạn
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung nhưng:
-
Tổ chức không gửi lại hồ sơ, hoặc
-
Hồ sơ bổ sung vẫn không đáp ứng yêu cầu về thành phần
→ Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức.
2.3 Tự bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước xác nhận đã nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ:
-
Tổ chức được tự gửi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tối đa 02 lần
-
Thời gian nộp hồ sơ tự bổ sung, hoàn thiện của tổ chức tối đa không vượt quá 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức xác nhận đã nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ.
2.4 Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước nhận được đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ:
-
Ngân hàng Nhà nước tiến hành thẩm định hồ sơ; và
-
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu giải trình, hoàn thiện hồ sơ mà tổ chức không gửi lại hồ sơ
→ Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức.
Bước 3: Cấp Giấy phép
Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, hoàn thiện của tổ chức:
-
Ngân hàng Nhà nước tiến hành thẩm định, cấp Giấy phép theo quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép
-
Sau khi thẩm định, nếu không đủ điều kiện cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời tổ chức, trong đó nêu rõ lý do không cấp.
Thời hạn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Căn cứ khoản 5 Điều 24 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thời hạn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
“Điều 24. Cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
…
5. Thời hạn Giấy phép
Thời hạn hoạt động ghi trên Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép. Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, thời hạn hoạt động không được vượt quá thời hạn hoạt động ghi trên Giấy phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính.”
Như vậy, thời hạn hoạt động của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 10 năm kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Riêng đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, thời hạn hoạt động không được vượt quá thời hạn hoạt động ghi trên Giấy phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận (Địa chỉ cũ: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang)
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
Tài khoản ngân hàng chưa xác thực sẽ bị khóa từ ngày 1-9: Người dùng cần làm gì? (18.07.2025)
Giao dịch chuyển khoản có dấu hiệu né thuế có phải sao kê ngân hàng? (16.07.2025)
Từ 15/10/2025: Điều kiện thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng được quy định chặt chẽ hơn (16.07.2025)
Ngân hàng có thể bị phạt đến 500 triệu đồng nếu ép khách hàng mua bảo hiểm không bắt buộc (16.07.2025)
Từ 15/10/2025: Ngân hàng Nhà nước được cho vay đặc biệt với lãi suất 0% (16.07.2025)
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra loạt vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam (15.07.2025)
Phạt đến 500 triệu đồng nếu bán bảo hiểm trong cung ứng dịch vụ ngân hàng (15.07.2025)
Từ ngày 1/7: Thẻ từ ATM chính thức ngừng hoạt động - Kiểm tra ngay để tránh gián đoạn giao dịch! (11.07.2025)