>>> Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết
>>> Sản xuất, buôn bán thuốc có hàm lượng thấp hơn quảng cáo: Có thể bị tù chung thân hoặc tử hình
Thuốc giả là gì?
Trong một chuyên án đấu tranh tội phạm về sản xuất, buôn bán thuốc giả, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đã tiến hành khám xét nhiều địa điểm, phát hiện và thu giữ số lượng lớn thuốc giả cùng nguyên liệu, máy móc dùng để sản xuất.
Theo thông tin ban đầu được công bố, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 21 loại thuốc tân dược và thuốc điều trị xương khớp không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong đó có các loại như:
-
44 hộp Tetracyclin,
-
40 hộp Clorocid,
-
49 hộp Pharcoter,
-
52 hộp Neo-Codion,
-
1.232 hộp Nhức khớp tê bại hoàn,
-
4.122 hộp Tui Hua Shen Jing Tong (thường gọi là "thuốc thoái hóa Singapore"),
-
2.285 hộp Trùng thảo sâm nhung bổ tỳ khai vị đại bổ hoàn,
-
1.923 hộp Professor's Pill (gọi là “khớp xanh”),
-
5.172 hộp Mujarhabat Kapsul (cũng gọi là “khớp xanh”).
Bên cạnh đó, cơ quan điều tra còn thu giữ hơn 18.000 vỏ hộp, 142 kg viên hoàn, viên nén, bột thuốc, cùng nhiều máy móc, dây chuyền sản xuất, khuôn ép vỉ, băng keo dán… được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất thuốc giả. Ngoài ra, hàng nghìn sản phẩm thuốc khác cũng bị thu giữ nhưng chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Vụ việc nêu trên cho thấy tính chất nghiêm trọng của hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả – không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào hệ thống dược phẩm.
Từ vụ việc này, nhiều câu hỏi pháp lý đặt ra cần được làm rõ: Thế nào là thuốc giả theo quy định pháp luật Việt Nam? Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý? Và mức chế tài đối với hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả là gì?
Theo khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016, thuốc giả là:
“33. Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất, dược liệu;
b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
d) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.”.
Hành vi sản xuất thuốc giả có vi phạm pháp luật? Bị xử phạt như thế nào?
Hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả là hành vi vi phạm Luật dược 2016 và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017) (BLHS) về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, với mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình.
“1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
i) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
k) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
l) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
m) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Tội sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả có thể bị phạt mức cao nhất là tử hình
Vấn nạn thuốc giả hiện nay – Mối nguy cho sức khỏe cộng đồng
Ngay từ những ngày đầu năm 2025, cơ quan chức năng TP.Hồ Chí Minh đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả là các loại thuốc đông y kết hợp tân dược với số lượng lớn. Các chủ thể này còn thành lập, sử dụng pháp nhân là các công ty để làm bình phong, che giấu hoạt động phạm pháp. Các loại thuốc đông y kết hợp tân dược để điều trị các bệnh xương khớp, viêm mũi, trĩ, dạ dày, tim mạch, thần kinh… được đường dây này làm giả chủ yếu là các loại thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Tháng 4/2025, cơ quan chức năng TP. Thanh Hóa vừa phát hiện, xử lý một vụ án làm thuốc giả “khủng” cả về quy mô, tính chất, mức độ nguy hiểm. Chỉ trong bước đầu điều tra, đã phát hiện hơn 21 loại thuốc được làm giả, trục lợi hơn hàng trăm tỉ đồng, gây rúng động dư luận vì mối nguy hại này đang ngày càng phổ biến.
Việc phát hiện, xử lý các vụ án về sản xuất, buôn bán thuốc giả chính là hồi chuông cảnh báo vấn nạn gian thương vì lòng tham lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe cộng đồng. Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu cần xử lý nghiêm minh để triệt tiêu những tiêu cực này trong xã hội, bảo vệ sự phát triển bền vững của sức khỏe cộng đồng vì sức khỏe chính là giá trị quan trọng nhất đối với mỗi con người.
Sản xuất thuốc giả với quy mô lớn có là tình tiết tăng nặng?
Câu trả lời là CÓ.
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự, các tình tiết tăng nặng gồm:
Điểm c: "Phạm tội có tổ chức";
Điểm d: "Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp";
Điểm o: "Sử dụng phương tiện, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt";
Điểm p: "Phạm tội trong trường hợp lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, dịch bệnh". Như vậy, sản xuất thuốc giả với quy mô lớn, tổ chức dây chuyền, có hệ thống phân phối, và thu lợi bất chính lớn rõ ràng là các tình tiết tăng nặng khi Tòa án quyết định mức hình phạt
Hành vi sản xuất thuốc giả với quy mô lớn là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và gây mất niềm tin vào hệ thống y tế. Người thực hiện hành vi này chắc chắn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, với khung hình phạt có thể lên tới tù chung thân hoặc tử hình tùy theo hậu quả và mức độ thu lợi bất chính. Đồng thời, nếu hành vi có tổ chức, chuyên nghiệp, tinh vi thì sẽ bị xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM)
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận (Địa chỉ cũ: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang)
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
Bỏ thực phẩm chức năng trái phép: Có thể bị phạt tới 7 năm tù? (25.07.2025)
Vụ “mẹ Bắp” sử dụng tiền từ thiện: Không bị khởi tố hình sự vì dùng đúng mục đích (25.07.2025)
Tài khoản TikTok, YouTube bị coi là phương tiện phạm tội: Cơ quan điều tra có được thu giữ, xóa tài khoản? (24.07.2025)
Bán cổ phần khống để chiếm đoạt tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (24.07.2025)
Vụ lừa đảo ngân hàng hơn 600 tỷ đồng: Viện kiểm sát đề nghị án chung thân cho bị cáo chủ mưu đang trốn ở nước ngoài (24.07.2025)
Xuyên Việt Oil bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan do nợ thuế hơn 1.800 tỷ đồng (24.07.2025)
Rapper Bình “Gold” dương tính với ma túy, điều khiển xe Audi chặn đầu ô tô trên cao tốc: Hành vi có thể bị xử lý thế nào? (24.07.2025)
Nguyễn Công Trí - Biểu tượng thời trang đối diện án ma túy: Mức phạt nào đang chờ đợi? (23.07.2025)