Tố cáo là một quyền của con người nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi trái pháp luật của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Vợ/Chồng ngoại tình là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng. Vậy muốn tố cáo thì làm thế nào? Hãy cùng LHLegal tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hiện nay, tỉ lệ ly hôn giữa những cặp vợ chồng đã gia tăng đáng kể so với trước. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho mối quan hệ vợ chồng tan vỡ chính là ngoại tình. Đây là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm và hành vi này vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Ngoại tình là gì?
Trong các văn bản pháp luật không đề cập đến khái niệm ngoại tình. Nhưng có thể hiểu rằng ngoại tình chỉ nói về quan hệ tình yêu từ cấp độ thấp nhất là có tình cảm cho đến mức cao hơn là chung sống như vợ chồng.
Hiểu theo cách đơn giản, ngoại tình là từ dùng để chỉ người đã có vợ/chồng khi đã đăng ký kết hôn nhưng lại có tình cảm và nảy sinh quan hệ với người khác.
Ngoại tình có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ tại Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân như sau:
“...c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Ngoài ra tại Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”
Có thể thấy, vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy, yêu thương nhau. Nếu một bên hoặc cả hai có mối quan hệ tình cảm hay sống chung với người khác khi đang trong quan hệ hôn nhân thì vi phạm pháp luật.
Nếu một hoặc hai bên sống như vợ chồng với người khác khi đang trong quan hệ hôn nhân sẽ vi phạm pháp luật
Theo Khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, hành vi được xem là chung sống với nhau như vợ chồng khi có những đặc điểm sau:
-
Đang có vợ/chồng mà chung sống với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà chung sống với người mình đã biết rõ đang có chồng/vợ.
-
Việc chung sống diễn ra một cách không công khai hoặc công khai nhưng phải cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Vợ/Chồng ngoại tình, muốn tố cáo thì phải làm sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 tố cáo “là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Tố cáo gồm tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Xem thêm: Vợ/ Chồng ngoại tình có bị đi tù không?
Quy trình tố cáo vợ/chồng ngoại tình
Nộp đơn tố cáo
Theo Điều 22 Luật Tố cáo 2018, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, khi có nhu cầu tố cáo vợ/chồng ngoại tình, người tố cáo có thể nộp đơn tố cáo hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Ngoại tình là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này thuộc về công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, công chức Phòng Tư pháp cấp huyện.
Do đó, dựa vào thẩm quyền trên, người tố cáo có thể gửi đơn tố cáo chồng ngoại tình đến UBND cấp xã, Phòng tư pháp cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện, Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền,....
Bạn có thể nộp đơn tố cáo ngoại tình tại UBND cấp xã
Tiếp nhận tố cáo
Sau khi nhận được đơn tố cáo hoặc nhận được trình báo của người tố cáo, người có thẩm quyền sẽ tiến hành tiếp nhận tố cáo. Việc tiếp nhận tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018.
Trường hợp tố cáo bằng đơn:
-
Trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
-
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Trường hợp tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ các nội dung tương tự tố cáo bằng đơn. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
Xử lý ban đầu thông tin tố cáo
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Khi nhận được tố cáo, cơ quan sẽ phân loại, kiểm tra và xác minh thông tin
Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn những người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
Thụ lý tố cáo
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018. Cụ thể:
-
Tố cáo được thực hiện theo đúng quy định về tiếp nhận tố cáo;
-
Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
-
Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
-
Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
-
Ngày, tháng, năm ra quyết định;
-
Căn cứ ra quyết định;
-
Nội dung tố cáo được thụ lý;
-
Thời hạn giải quyết tố cáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Người giải quyết tố cáo sẽ thông báo cho bạn về nội dung tố cáo
Xác minh nội dung tố cáo
Sau khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh nội dung tố cáo, việc xác minh được tiến hành theo quy định tại Điều 31 Luật Tố cáo 2018:
-
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
-
Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;
b) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
c) Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
d) Nội dung cần xác minh;
đ) Thời gian tiến hành xác minh;
e) Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
-
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
-
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
-
Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các của Luật Tố cáo 2018 và theo phân công của người giải quyết tố cáo.
-
Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Người giải quyết tố cáo căn cứ vào tài liệu, chứng cứ liên quan để ban hành kết luận nội dung tố cáo
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
c) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
d) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải đảm bảo không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Thời hạn giải quyết thủ tục tố cáo ngoại tình
Thời hạn giải quyết thủ tục tố cáo ngoại tình không quá 30 ngày
Thời hạn giải quyết thủ tục tố cáo ngoại tình là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
-
Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
-
Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
-
Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Lưu ý khi làm đơn tố cáo phải theo những bằng chứng chứng cứ cho thấy đối phương ngoại tình. Theo đó,
-
Bằng chứng ngoại tình là các căn cứ để chứng minh được chồng hoặc vợ đang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng, đó có thể là hình ảnh, là tin nhắn,…
-
Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan, hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Một số chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận, cần lưu ý điều này khi thu thập bằng chứng.
Tuy nhiên không phải mọi bằng chứng ngoại tình được xem là bằng chứng, chỉ những chứng cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Luật sư giỏi hôn nhân gia đình chuyên soạn đơn tố cáo, khởi kiện
Công ty Luật TNHH LHLegal chuyên tư vấn lĩnh vực hôn nhân, gia đình tại Thành Phố Hồ Chí Minh với đội ngũ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình giỏi và có kinh nghiệm hành nghề trong nhiều lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, cam kết bảo vệ quyền lợi và đưa ra những cách giải quyết tốt nhất cho khách hàng.
Nếu bạn đang tìm luật sư hôn nhân, gia đình giỏi giúp bạn soạn đơn tố cáo, khởi kiện hãy liên hệ qua tổng đài 1900 2929 01 Luật sư tư vấn hôn nhân, gia đình giỏi của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
Công ty chúng tôi tự hào khi có đội ngũ luật sư chuyên lĩnh vực hôn nhân, gia đình sáng suốt, tận tâm, có trình độ chuyên môn cao. Không chỉ trong khu vực TP.HCM mà còn lan rộng trên khắp cả nước. Chúng tôi LUÔN LẮNG NGHE KHÁCH HÀNG từ đó, vận dụng những thế mạnh của mình để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chất lượng và hợp lý nhất.
Công ty Luật TNHH LHLegal - Luật sư tư vấn ly hôn giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp dịch vụ soạn đơn tố cáo, khởi kiện.
Với đội ngũ luật sư và cố vấn pháp luật có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình hành nghề chúng tôi cam kết sẽ bảo đảm tối đa quyền lợi và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho khách hàng. LHLegal - Luật sư tư vấn hôn nhân, gia đình giỏi luôn đặt chữ tâm của nghề lên hàng đầu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý.
Nếu quý khách đang cần tìm luật sư hôn nhân, gia đình giỏi đừng ngần ngại hãy liên hệ 1900 2929 01 đội ngũ luật sư giỏi sẽ hỗ trợ quý khách.
Ngoài việc cung cấp dịch vụ tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại thì chúng tôi còn cung cấp dịch vụ luật sư chuyên hôn nhân, gia đình uy tín tư vấn pháp luật hôn nhân, gia đình trực tiếp tại văn phòng/ trụ sở Công ty Luật TNHH LHLegal.
Liên hệ ngay với LHLegal thông qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt do đương sự đang ở nước ngoài ra sao? (04.01.2023)
Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất 2023 (29.11.2022)
Phụ nữ bị bạo lực gia đình cần làm gì để được giúp đỡ? (26.11.2022)
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn (18.11.2022)
Hướng dẫn quan trọng về lấy ý kiến con chưa thành niên khi ly hôn (26.10.2022)
Tóm tắt án lệ số 54/2022/AL về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (25.10.2022)
Tóm tắt án lệ số 53/2022/al về việc hủy quan hệ hôn nhân trái pháp luật (25.10.2022)
Luật sư chuyên giải quyết giành lại quyền nuôi con trai khi ly hôn ở TP.HCM (24.09.2022)