Hiện nay, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là một trong những hành vi khá phổ biến hiện nay. Các quy định pháp luật về hành vi này mặc dù đã được quy định rõ ràng trong BLHS 2015 và một số văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập và thực tế chưa có cơ sở để xử phạt về tội này.
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo thông tư liên tịch Số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định:
"Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…"
Nếu có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định “chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”.
Theo đó thì người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ mà làm cho quan hệ hôn nhân của 2 bên dẫn đến đổ vỡ thì vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Về chủ thể
Chủ thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng là người có năng lực trách nhiệm hình sự và là người đang có chồng, có vợ mà thực hiện hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà thực hiện hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết là đang có vợ, có chồng.
Về khách thể
Khách thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định tại Điều 36 Hiến pháp năm 2013 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Theo đó, người đang có vợ, có chồng bị cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chưa có vợ, chưa có chồng bị cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết là đang có chồng, có vợ.
Người đang có vợ/chồng bị cấm chung sống như vợ chồng với người chưa có chồng/vợ
Về mặt khách quan
Bao gồm những hành vi sau
-
Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng (của người đang có vợ, có chồng) với người khác
-
Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng (của người chưa có vợ, có chồng) với người mà mình biết rõ là đang có chồng có vợ.
Tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Về mặt chủ quan
Người phạm tội biết mình là người đang có vợ, có chồng hoặc biết người mà mình kết hôn hoặc chung sống đang có chồng, có vợ nhưng vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đó. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Trường hợp vì một lý do nào đó mà không biết hoặc lầm tưởng là vợ hoặc chồng của mình đã chết nên đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, thì không phạm tội này.
Xem thêm: Ngoại tình dẫn đến việc vợ/chồng tự sát có bị phạt tù không?
Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù?
Căn cứ tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng gồm:
-
Khi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Làm cho một trong hai bên hoặc cả hai bên ly hôn, hay thậm chí vợ hoặc con của một trong hai bên hoặc cả hai bên tự sát,...
-
Người vi phạm đã bị phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục mối quan hệ này.
Khi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự năm 2015 có nêu rõ:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Theo đó, người ngoại tình đến mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có những biểu hiện trên có thể bị phạt tù:
-
Trường hợp một trong hai bên hay cả hai bên ly hôn hoặc đã bị phạt hành chính nhưng vẫn vi phạm: Sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm, phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
-
Trường hợp vợ/chồng/con của một trong hai bên tự sát nhưng vẫn duy trì quan hệ khi đã có quyết định của Tòa hủy việc kết hôn/ buộc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng trái luật: Sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Về hình phạt đối với tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
Theo Khoản 1 Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" như sau:
Vi phạm chế độ một vợ một chồng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
-
Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.
-
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Nếu ngoại tình dẫn đến một hoặc hai bên ly hôn có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
-
Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.
-
Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Thực tế vợ/chồng ngoại tình rất khó bị đi tù
Pháp luật là thế, tuy nhiên việc xác định hành vi sống chung như vợ chồng là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Vì vậy, khi áp dụng tinh thần Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng Chương "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” quy định:
Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc:
-
Có con chung,
-
Được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng,
-
Có tài sản chung, đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung
Với quy định trên tạo ra 2 cách hiểu khác nhau:
-
Cách hiểu thứ nhất có thể là đáp ứng đủ 3 yếu tố theo Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC là có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó… Nếu thiếu một trong 3 thì không cấu thành tội phạm.
-
Cách hiểu thứ hai là hành vi “sống chung như vợ chồng” để truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ cần chứng minh và thỏa mãn một trong các yếu tố hoặc có con chung hoặc được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng hoặc có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.
Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”.
Vì vậy, thỏa mãn quy định chung sống như vợ chồng làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ cần là quan hệ cùng chung sống giữa người nam và người nữ như các cặp vợ chồng bình thường, tuy nhiên quan hệ giữa họ mang tính bất hợp pháp, không có đăng ký kết hôn và cả người nam, nữ đều biết rõ tình trạng hôn nhân của nhau, đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó… Quan hệ chung sống bất hợp pháp giữa người nam và người nữ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 182 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Tuy nhiên, theo tác giả pháp luật cần có quy định hướng dẫn cụ thể hơn về hành vi “chung sống như vợ chồng” để làm căn cứ pháp lý xác định có hành vi phạm tội hay không phạm tội? Thực tế có rất nhiều trường hợp họ công khai chung sống bất hợp pháp nhưng họ không coi nhau như vợ chồng, dù hành vi của họ gây ra có nghiêm trọng cũng sẽ không phạm tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng". Thực tế cho thấy nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm do quy định của pháp luật không được áp dụng thống nhất và chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cho BLHS 2015.
Làm sao để chứng minh vợ/ chồng ngoại tình?
Có thể nói rằng ngoại tình chính là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến ly hôn. Vậy, cần những bằng chứng ngoại tình cụ thể như thế nào để chứng minh được hành vi ngoại tình của đối phương?
Muốn chứng minh hành vi ngoại tình của đối phương thì cần có bằng chứng ngoại tình.
Để chứng minh hành vi ngoại tình, cần có bằng chứng ngoại tình
Theo đó, bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ chứng minh một người có mối quan hệ tình cảm trái pháp luật với người thứ ba, có thể cấu thành tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định pháp luật. Đây là những chứng cứ chứng minh được việc chồng hoặc vợ có quan hệ tình cảm trái pháp luật với người khác hoặc có hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng mà pháp luật không cho phép.
Quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 giải thích về chứng cứ như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.”
Cùng với đó, tại Điều 94 Bộ luật này quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
-
Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử
-
Vật chứng
-
Lời khai của đương sự
-
Lời khai của người làm chứng
-
Kết luận giám định
-
Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập
-
Văn bản công chứng, chứng thực
-
Các nguồn khác mà pháp luật có quy định
Như vậy, những chứng cứ quy định trên đây đều có thể trở thành những bằng chứng chứng minh hành vi ngoại tình của chồng với người thứ 3.
Thu thập chứng cứ chứng minh vợ/chồng ngoại tình
Theo quy định của pháp luật thì ngoại tình thường là cơ sở hợp lệ để ly hôn. Vì vậy, nếu / chồng mình đã lừa dối và người còn lại muốn ly hôn thì cần phải chứng minh họ ngoại tình để hoàn tất thủ tục pháp lý. Thực tế cho thấy việc thu thập chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình là một việc khó khăn. Bởi lẽ bản chất của hành vi ngoại tình là sự lén lút, vụng trộm và rất kín đáo. Nhưng vẫn có các cách chứng minh vợ/ chồng ngoại tình như sau:
Hành vi chung sống như vợ chồng cũng là một trong các bằng chứng ngoại tình có thể đưa ra
Với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng thuộc trường hợp cấm thì đó là hành vi trái pháp luật. Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân, trong đó điểm c khoản này có liệt kê hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật như sau:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”
Hành vi chung sống như vợ chồng là một trong những bằng chứng ngoại tình
Tìm thư từ, tin nhắn hay thư điện tử
Thư từ, tin nhắn hay thư điện tử là các bằng chứng rất tốt để chứng minh chồng bạn có ý định phạm tội ngoại tình. Các bằng chứng này cần chứa thông tin về hành vi ngoại tình mà anh ấy đang tham gia. Ví dụ, tin nhắn viết về các thời điểm mà chồng bạn ở với người khác, và thư của người khác đề cập đến việc họ yêu chồng bạn và hạnh phúc khi hai người họ ở bên nhau. Các lá thư này phải có nội dung yêu đương.
Con riêng của chồng
Chứng cứ có thể là con riêng của người chồng với nhân tình. Tuy khi có hành vi ngoại tình người chồng thường giấu rất cẩn thận nhưng việc tìm ra con riêng của chồng không phải là vấn đề quá khó khăn đối với người tiến hành thu thập chứng cứ.
Thu thập thông tin từ bạn bè và gia đình
Trong nhiều trường hợp ngoại tình, bạn bè và gia đình có thể biết điều gì đó đang xảy ra trước khi bạn biết. Nếu bạn nghĩ có gì đó không bình thường đang diễn ra thì nên hỏi họ. Mặc dù họ có thể biết chồng bạn ngoại tình nhưng chưa chắc họ có bằng chứng để chứng minh cho nhận định đó. Thông tin của họ thật sự có ích, nhưng tốt nhất là họ phải có bằng chứng để chứng thực cho khẳng định đó.
Bạn có thể thu thập thông tin từ bạn bè để có chứng cứ vợ/chồng ngoại tình
Có thể thấy, có rất nhiều cơ sở để xác định, có hay không hành vi ngoại tình. Tuy nhiên, trong từng tình huống cụ thể thì cần lựa chọn và đưa ra những bằng chứng ngoại tình thuyết phục nhất. Việc xử lý hành vi ngoại tình như thế nào, chế tài áp dụng ra sao cũng cần dựa trên những chứng cứ ngoại tình đang có.
Liên hệ dịch vụ luật sư hôn nhân gia đình - Công ty Luật TNHH LHLegal
LHLegal với đội ngũ Luật sư giỏi về hôn nhân gia đình và có kinh nghiệm trong việc tư vấn - hỗ trợ pháp luật hôn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Công ty chúng tôi tự hào khi có đội ngũ luật sư chuyên lĩnh vực hôn nhân gia đình sáng suốt, tận tâm, có trình độ chuyên môn cao. Luật sư tư vấn ly hôn LHLegal trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề pháp lý về tranh chấp tài sản, quyền nuôi còn,... Không chỉ trong khu vực TP.HCM mà còn lan rộng trên khắp cả nước. LHLegal hoạt động với châm ngôn LUÔN LẮNG NGHE KHÁCH HÀNG. Từ đó, vận dụng những thế mạnh của mình để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chất lượng và hợp lý nhất.
Vì vậy khi gặp bất cứ vướng mắc gì về hôn nhân gia đình hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 2929 01 của chúng tôi. Để được sử dụng dịch vụ, người dân chỉ cần nhấc máy điện thoại lên, gọi theo nhánh máy cần hỗ trợ.
Dịch vụ tư vấn pháp luật này hoàn toàn miễn phí, khách hàng chỉ cần chi trả cước phí cuộc gọi theo quy định của nhà mạng. Các vấn đề pháp lý đang vướng mắc của bạn sẽ được đội ngũ Luật sư giỏi của Công ty LHLegal giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để và bảo mật.
Liên hệ với LHLegal thông qua các hình thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt do đương sự đang ở nước ngoài ra sao? (04.01.2023)
Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất 2023 (29.11.2022)
Phụ nữ bị bạo lực gia đình cần làm gì để được giúp đỡ? (26.11.2022)
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn (18.11.2022)
Hướng dẫn quan trọng về lấy ý kiến con chưa thành niên khi ly hôn (26.10.2022)
Tóm tắt án lệ số 54/2022/AL về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (25.10.2022)
Tóm tắt án lệ số 53/2022/al về việc hủy quan hệ hôn nhân trái pháp luật (25.10.2022)
Luật sư chuyên giải quyết giành lại quyền nuôi con trai khi ly hôn ở TP.HCM (24.09.2022)