>>> Phân biệt 4 loại tội phạm theo quy định của bộ Luật hình sự hiện hành
>>> Phân biệt tạm giữ và tạm giam theo Bộ luật Tố tụng Hình sự
Hành vi phân biệt, miệt thị vùng miền là gì?
Phân biệt, miệt thị vùng miền là hành vi dùng những từ ngữ thô tục, thô bỉ, tục tĩu,... nhằm châm chọc, mỉa mai vùng miền, quê quan của người khác. Mục đích của hành vi trên nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa những người khác vùng miền sống chung trong một môi trường hay trong cộng đồng.
Phân biệt vùng miền có là hành vi vi phạm quy định của Hiến pháp?
Tại Khoản 2 Điều 5, Điều 16 và Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
“Điều 5.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.”
“Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”
“Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Theo quy định trên thì mọi người dù bất kỳ dân tộc nào cũng phải giúp đỡ và tôn trọng nhau. Mỗi người đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa, xã hội.
Trong Hiến pháp có nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Qua đó có thể thấy hành vi phân biệt vùng miền là hành vi vi phạm những quy định trong Hiến pháp.
Hành vi phân biệt vùng miền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Người nào có hành vi phân biệt vùng miền thì tùy vào hành vi vi phạm mà người đó sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác
Tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.”
Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị phạt từ 10 đến 30 triệu hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hay bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tù tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị phạt hành chính hoặc truy cứu TNHH
Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết
Tại Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Qua quy định trên, người nào có hành vi phân biệt vùng miền gây chia rẽ, thù hằn, kỳ thị, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc của Việt Nam nhằm chống chính quyền nhân dân có thể bị truy cứu TNHS về tội phá hoại chính sách đoàn kết. Theo đó, người vi phạm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc mức phạt cao nhất là từ 7 đến 15 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Tội phá hoại chính sách đoàn kết có phải là tội nghiêm trọng?
Tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:
“1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
…”
Dựa trên khung hình phạt tù từ 7 đến 15 năm cho thấy tội phá hoại chính sách đoàn kết là tội phạm nghiêm trọng.
Tội phá hoại chính sách đoàn kết là tội phạm nghiêm trọng
Phạm tội chưa đạt về tội phá hoại chính sách đoàn kết có chịu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt như sau:
“1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Qua đó, trường hợp phạm tội chưa đạt nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì mức hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; Nếu tù có thời hạn thì mức phạt không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật quy định.
Vì vậy người phạm tội chưa đạt về tội phá hoại chính sách đoàn kết thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội lần đầu có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Tại điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 có đề cập về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
“Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
…”
Theo quy định trên thì người phạm tội lần đầu nếu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì có thể là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì có thể là tình tiết giảm nhẹ TNHH
Tuy nhiên bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Khi quyết định hình phạt, Tòa có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
-
Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự hiện hành quy định là dấu hiệu định tội hoặc khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Trên là nội dung về “Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?” hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn pháp lý, cần luật sư tranh tụng hình sự LHLegal tư vấn, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,... hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)
Từ vụ 40 nam nữ thanh niên đua xe trái phép ở Sài Gòn bàn về vấn đề pháp lý liên quan đến việc đua xe trái phép (17.08.2023)