Như vậy, tạm giữ và tạm giam là một biện pháp ngăn chặn để phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, trong đời sống đa số mọi người còn nhầm lẫn trong việc sử dụng hai khái niệm này. Vậy tạm giữ và tạm giam giống và khác nhau như thế nào?
Phân biệt tạm giữ và tạm giam
a. Điểm giống nhau:
-
Tạm giữ và tạm giam đều là một trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng trong tố tụng hình sự.
-
Hậu quả là người bị bắt sẽ bị hạn chế quyền nhân thân là: quyền tự do, quyền đi lại,...
Tạm giữ và tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
b. Điểm khác nhau
Đối với Tạm giam
Căn cứ pháp lý: Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Khái niệm: Là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự với bị can, bị cáo
Điều kiện áp dụng:
-
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
-
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định:
-
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
-
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
-
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Thời hạn áp dụng:
1. Thời hạn tạm giam
-
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
-
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
(Quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
2. Gia hạn thời gian tạm giam
-
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
-
Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
-
Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
-
Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
(Khoản 2 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Đối với Tạm giữ
Căn cứ pháp lý: Điều 117 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Khái niệm: Là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và là biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Điều kiện áp dụng: Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Thẩm quyền ra quyết định:
-
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
-
Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
-
Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Thời hạn áp dụng:
1. Thời hạn tạm giam
-
Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
-
Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
-
Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
(Quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
2. Gia hạn thời gian tạm giam
-
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày.
-
Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
-
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
(Khoản 2 Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính: Thời hạn tạm giữ không quá 12 giờ
-
Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm
-
Trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
-
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Infographic Phân biệt tạm giữ và tạm giam
Có thể thấy, để phân biết được tạm giữ và giam thì cần xem xét về điều kiện áp dụng, thời hạn áp dụng, thời hạn gia hạn và thẩm quyền ra quyết định.
Trên đây là bài viết trả lời liên quan đến việc “Phân biệt tạm giữ và tạm giam” mà LHLegal gửi đến bạn. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến Quý bạn đọc.
Luật sư giỏi hình sự Công ty Luật LHLegal
LHLegal sở hữu đội ngũ luật sư và cộng sự giỏi, dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ quý khách bằng cả lòng nhiệt tình và sự tận tâm. Đồng thời, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi và bảo mật tất cả thông tin của khách.
Luật sư LHLegal và cộng sự luôn hỗ trợ khách hàng tận tâm nhất
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)