>>> Phân biệt đồng phạm, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm?
>>> Tội cướp giật tài sản hay Tội chiếm đoạt chất ma túy?
Điểm giống nhau giữa tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Khách thể của cả hai tội đều xâm phạm đến quyền tự do của con người.
Mặt khách quan: Đều có hành vi bắt giữ người khác.
Mặt chủ quan: Đều thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
Chủ thể: Là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
So sánh tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Về căn cứ pháp lý
Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ở chương XV.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 169 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ở chương XVI.
Định nghĩa
Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật: Là hành vi bắt, giữ hoặc giam người không đúng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc không thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật.
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: Là hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho người bắt cóc một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt.
Ví dụ:
Anh A vay của anh B 10 triệu đồng mà không có biên nhận hay thỏa thuận về lãi suất và ngày thanh toán. 10 ngày sau anh A trả cho anh B 9 triệu, còn lại 1 triệu anh A không trả vì cho rằng anh B chỉ giao cho mình 7 triệu, tiền lãi đã trừ ngay vào số tiền ban đầu. Biết anh B tìm mình để đòi tiền nên anh A tắt điện thoại để anh B không liên lạc mình nữa.
Sau đó anh B đã tìm được A để đòi tiền nhưng anh A nhất quyết không trả mà bỏ đi. Anh B liền gọi cho C, D và E đuổi theo bắt trói anh A lại và đưa về hiệu cầm đồ của mình. Tại đây anh B cùng C, D, E đánh anh A và bắt A viết biên nhận nợ 7 triệu. B tiếp tục bắt A gọi điện về cho người thân để mang tiền đến trả nợ mới thả A về. Trường hợp trên B, D, C và E đã phạm vào tội cướp tài sản với số tiền 7 triệu đồng.
Cũng lấy ví dụ trên, nếu như B, C, D, E chỉ bắt trói và đưa anh A về tiệm cầm đồ. Sau đó bắt A gọi điện về cho người thân yêu cầu mang 7 triệu đồng đến trả nợ thì mới cho anh A về. Trường hợp này B, C, D, E sẽ phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Sự khác biệt giữa hai trường hợp là anh A bị buộc phải viết giấy biên nhận vay 7 triệu đồng của anh B khi bị họ dùng vũ lực làm tê liệt ý chí phản kháng, nhưng thực tế không có việc vay nợ.
Ví dụ khác:
Anh H và anh T đã có mâu thuẫn với nhau và T đã nhờ đến X, Y, Z đến đánh anh H nhằm giải quyết mâu thuẫn. X đã dùng dao đâm anh H dẫn đến thương tật 3%, sau đó X, Y, Z đã lôi anh H lên xe ô tô để anh H chở đến phòng trọ ở Hải Phòng. Tại đây X, Y đã dùng búa để uy hiếp bắt anh H phải viết giấy mượn nợ của Y 50 triệu đồng và viết cam kết không được đánh anh T. Do quá sợ hãi nên anh H đã làm theo yêu cầu. Sau đó Y bắt anh H gọi điện cho người thân để mang tiền ra trả thì mới được thả về. Do không gọi điện được cho gia đình nên anh H đã gọi cho bạn lấy xe máy của mình đi cầm được 10 triệu đồng. X, Y, Z và T đã đưa anh H về để lấy 10 triệu, số còn lại Y tiếp tục đòi anh H phải trả sau đó.
Trường hợp trên X, Y, Z và T đã phạm tội cướp tài sản và bắt giữ người trái pháp luật, không phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là vì:
-
Ban đầu khi đánh anh H thì Y cùng đồng phạm bắt anh H về Hải Phòng không có mục đích chiếm đoạt tài sản (đánh để anh H không đánh T).
-
Y và đồng phạm dùng vũ khí đánh anh H, bắt H phải viết giấy mượn nợ để chiếm đoạt tài sản của anh H. Tội cướp đoạt tài sản hoàn thành ngay từ lúc này.
-
Mặt khác số tiền 10 triệu là do anh H có được thông qua cầm cố xe máy, việc Y bắt H gọi cho người thân là căn cứ để xác định Y và đồng phạm quyết tâm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản đến cùng, không phải là thủ đoạn trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ trên cho thấy trong tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước khi thực hiện hành vi bắt cóc con tin. Trong tội bắt cóc cũng có việc bắt giữ người trái pháp luật nhưng người thực hiện hành vi bắt giữ người trái pháp luật không có mục đích chiếm đoạt tài sản.
Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản thì mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi bắt cóc con tin
Chủ thể của tội phạm
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:
-
Chủ thể tội phạm có thể là bất kỳ ai, bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch. Người có chức vụ quyền hạn cũng có thể là chủ thể của tội này, được quyền bắt, giữ hoặc giam người khác. Chủ thể phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.
-
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người từ đủ 16 tuổi trở lên (Khoản 1, Điều 12 của Bộ luật Hình sự).
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
-
Chủ thể tội phạm: Tương tự như đối với tội cướp tài sản.
-
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật: xâm phạm đến quyền tự do thân thể và quyền tự do đi lại của người khác, và được bảo vệ bởi Hiến pháp và pháp luật.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: Cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Như vậy khách thể của hai tội danh này là hoàn toàn khác nhau.
Về mặt khách quan của tội phạm
Các dấu hiệu khách quan của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được mô tả như sau:
-
Tội bắt người trái pháp luật: Hành vi khống chế người khác để tạm giữa hoặc tạm giam họ. Hình thức không chế này có thể là sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp khác như trói, còng tay.
-
Tội giữ người trái pháp luật: Hành vi không cho người bị bắt ra khỏi sự kiểm soát của người phạm tội như bắt trong nhà, bắt buộc ngồi tại chỗ trong thời gian ngắn (thường dưới 24 giờ).
-
Tội giam người trái pháp luật: Hành vi nhốt người khác vào một nơi nào đó (như buồng, trại giam) trong khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật còn thể hiện qua các đặc điểm sau:
-
Người không có thẩm quyền thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người khác;
-
Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng không tuân thủ quy định pháp luật (ví dụ không có lệnh bắt, không lập biên bản theo quy định, tạm giam quá thời hạn, không có người chứng kiến, bắt nhầm đối tượng,...)
Ngoài ra nếu trong quá trình bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có sử dụng vũ khí gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe người bị hại thì người có hành vi trên sẽ phải chịu TNHH về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Trong quá trình bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có dùng vũ khí gây tổn thương bị hại thì sẽ chịu TNHH tội cố ý gây thương tích
Mặt khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
-
Hành vi bắt cóc người làm con tin: Là hành vi người phạm tội bắt giữ người trái pháp luật nhằm tạo áp lực để buộc người bị hại phải giao tài sản. Hành vi này có thể sử dụng nhiều phương pháp thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực để bắt giữ người, sử dụng các chiêu trò lừa dối hoặc dùng thuốc gây mê để bắt giữ người,...
-
Gây áp lực đòi tài sản: Sau khi bắt cóc con tin, người phạm tội gây áp lực tinh thần cho người bị hại bằng cách đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của con tin,... nhằm buộc người bị hại giao tài sản để đảm bảo an toàn danh dự, sức khỏe, sự tự do, tính mạng của người bị bắt cóc. Các hình thức áp lực có thể gồm thông báo qua người khác, viết thư, qua điện thoại,...
-
Thời điểm tội phạm hoàn thành được tính từ lúc người tội thực hiện hành vi bắt cóc người làm con tinh và đòi chuộc bằng tài sản.
Lưu ý việc chiếm đoạt tài sản chưa hoàn thành không phải là yếu tố cấu thành cơ bản của tội này. Người chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu TNHH về tội này.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:
-
Thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
-
Được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
-
Thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
-
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Mục đích này có thể có trước khi thực hiện hành vi bắt cóc hoặc xuất hiện trong hay sau khi thực hiện hành vi bắt cóc.
Hình phạt
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:
-
Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm đối với hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật hình sự.
-
Tùy vào tình tiết trong vụ án mà người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHH với khung hình phạt khác nhau. Mức phạt tối đa cho tội danh này là phạt từ từ 5 - 12 năm.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
-
Phạt từ 2 đến 7 năm đối với hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.
-
Tùy vào tình tiết trong vụ án mà người phạm tội sẽ bị truy cứu TNHH với từng khung hình phạt khác nhau. Mức phạt tối đa cho tội này là phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Hình phạt đối với tội này sẽ nặng hơn rất nhiều so với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
-
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là phạt tiền sẽ không áp dụng đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Tùy vào tình tiết trong vụ án mà người phạm tội sẽ phải bị truy cứu TNHH với khung hình phạt tương ứng
Trên là những thông tin chi tiết về “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” hy vọng bạn đã phân biệt rõ về 2 tội danh này. Nếu bạn cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bào chữa hình sự, tư vấn pháp lý,... cho mình, người thân hay bạn bè hãy liên hệ ngay luật sư hình sự HCM LHLegal để được Luật sư và các cộng sự của chúng tôi hỗ trợ tận tâm và nhanh chóng nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)
Từ vụ 40 nam nữ thanh niên đua xe trái phép ở Sài Gòn bàn về vấn đề pháp lý liên quan đến việc đua xe trái phép (17.08.2023)