Theo quy định pháp luật, việc xác định một người thuộc trường hợp là đồng phạm hay che giấu tội phạm hay không tố giác tội phạm là rất quan trọng, vì nó xác định hành vi phạm tội, thời điểm phạm tội và quyết định hình phạt cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ đồng phạm, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.
Đồng phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định đồng phạm như sau:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
Như vậy, trường hợp đồng phạm phải thỏa mãn điều kiện là có sự tham gia từ hai người trở lên cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm có sự kết nối chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi phạm tội và hành vi của mỗi người thực hiện hành vi phạm tội đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung của tội phạm.
Trong các trường hợp đồng phạm, những người phạm tội đã có bàn bạc, lên kế hoạch từ trước và đã phân công thực hiện tội phạm cho từng người.
Ví dụ: A và B lên kế hoạch thực hiện trộm cắp tài sản nhà của C. A và B bàn bạc, phân công A sẽ thực hiện lấy tài sản, còn B đứng canh gác. Hành vi của A và B được xem là đồng phạm, vì A và B cùng nhau cố ý, lên kế hoạch thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Bộ luật hình sự quy định những người nào là đồng phạm?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người đồng phạm được phân thành 04 loại gồm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
-
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người thực hành có hai dạng như sau:
-
Người thực hành tự mình thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: A trực tiếp thực hiện hành vi đâm chết B)
-
Người thực hành không tự mình thực hiện hành vi phạm tội mà tác động đến người khác để người đó trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, người bị tác động ở đây là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội có thể thuộc trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự như là người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc người chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự,... Ví dụ: A dùng tiền thuê một bé 12 tuổi đi giao thuốc phiện cho người khác.
-
Người thực hành là tự mình thực hiện những hành vi phạm tội
-
Người tổ chức là người chủ mưu là người lên kế hoạch, tập hợp và phân công các người khác thực hiện hành vi phạm tội
-
Người cầm đầu, chỉ huy việc là người đứng đầu đưa ra chỉ thị, đưa ra ý kiến thực hiện tội phạm.
-
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
-
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm như là hỗ trợ công cụ, phương tiện người phạm tội hoặc động viên người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 17 thì Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Như vậy trong trường hợp giữa những người phạm tội có sự bàn bạc thống nhất, lên kế cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội thì đó là đồng phạm
Che giấu tội phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Che giấu tội phạm như sau:
“Điều 18. Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Theo đó, che giấu tội phạm là hành vi của một người hay nhiều người không hứa hẹn trước, cũng không biết trước hành vi phạm tội của người phạm tội, sau khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội thì mới biết, nhưng lại không trình báo với cơ quan chức năng mà còn thực hiện hành vi che giấu tội phạm, xóa bỏ dấu vết, che giấu tang vật, dụng cụ phạm tội,... gây khó khăn, cản trở việc phát hiện, điều tra và xử lý người phạm tội.
Ví dụ: A cướp xe của B chạy sang mang về bỏ phòng trọ của C. Khi C hỏi xe của ai A nói xe mới cướp được nhờ C cho để ở đây để không bị phát hiện. C không trình báo việc B cướp xe lên cơ quan chức năng mà còn che giấu tang vật là chiếc xe giúp A. Hành vi của C là hành vi che giấu tang vật của tội phạm.
Do đó, người phạm tội che giấu tội phạm mặc dù không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, nhưng có hành vi vi phạm pháp luật gây cản trở trong quá trình thực thi pháp luật, vì vậy người phạm tội che giấu tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành,
Người che giấu tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự
Tuy nhiên, xét về tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội, cũng như để đảm bảo tính nhân văn trong xã hội Bộ luật hình sự có quy định đặc biệt đối tội che giấu tội phạm đối với Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật hình sự.
Xem thêm: Che giấu tội phạm bị xử lý như thế nào?
Không tố giác tội phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Che giấu tội phạm như sau:
“Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”.
Theo quy định pháp luật, Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện hành vi phạm tội mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.
Ví dụ: A thấy nhà hàng xóm có hành vi mua bán ma túy vi phạm pháp luật, nhưng A sợ nên cũng không tố giác hành vi phạm tội của A với cơ quan công an.
Tuy nhiên, cũng tương tự với tội che giấu tội phạm để đảm bảo tính nhân văn trong xã hội thì pháp luật quy định đối với trường hợp đặc biệt là Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật hình sự hiện hành.
Ngoài ra, theo quy định pháp luật người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật hình sự hiện hành.
Phân biệt đồng phạm, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm?
Về ý thức của người phạm tội
-
Người đồng phạm là từ hai người trở lên cùng nhau bàn bạc, lên kế hoạch hay phân công,... cùng nhau cố ý thực hiện một tội phạm.
-
Người che giấu tội phạm là không biết trước được hành vi phạm tội và không hứa hẹn trước với người phạm tội
-
Người không tố giác tội phạm biết rõ người phạm tội đang chuẩn bị hoặc đang thực hiện hay đã thực hiện hành vi phạm tội mà không tố giác tội phạm, vẫn im lặng, làm ngơ.
Về hành vi và thời điểm phát hiện hành vi phạm tội
-
Người đồng phạm là hai người trở lên cố ý cùng thực hiện hành vi phạm tội, do đó người đồng phạm nhận thức rõ được hành vi của mình có tính chất và mức độ nguy hiểm rất lớn đến xã hội.
-
Người che giấu tội phạm phát hiện hành vi phạm tội sau khi người phạm tội đã thực hiện.
-
Người không tố giác tội phạm phát hiện hành vi phạm tội trong quá trình chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện hành vi phạm tội và đã thực hiện hành vi phạm tội.
Về cách thực hiện hành vi phạm tội
-
Người đồng phạm là cố ý cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội.
-
Người che giấu tội phạm là hành vi che giấu người phạm tội, che giấu tang vật, dấu vết phạm tội từ đó gây cản trở, khó khăn trong quá trình phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
-
Người không tố giác tội phạm là người biết rõ hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng lại không tố giác hành vi phạm tội đối với cơ quan chức năng.
Infographic phân biệt đồng phạm, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm
Trên đây là bài viết trả lời liên quan đến việc “Phân biệt đồng phạm, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm” mà LHLegal gửi đến bạn. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến Quý bạn đọc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)