>>> Người giám hộ là gì? Điều kiện để được làm người giám hộ theo pháp luật Việt Nam
>>> Người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ trong trường hợp nào?
Các trường hợp Tòa án chỉ định người giám hộ
Khi có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật dân sự về người giám hộ (khoản 1 Điều 54 BLDS năm 2015)
Điều 52 của BLDS năm 2015 quy định người giám hộ đương nhiên của “Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ” hoặc “Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ” được xác định theo thứ tự sau đây:
(1) Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
(2) Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 52 BLDS 2015 thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
(3) Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Mặt khác, Điều 53 của BLDS năm 2015 quy định đối với “người mất năng lực hành vi dân sự” không có người giám hộ vì trước đó khi ở trạng thái năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ không lựa chọn người giám hộ cho mình thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
(1) Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
(2) Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
(3) Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Như vậy, khi có sự tranh chấp về người giám hộ giữa những người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015 và người mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ. Đối với người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của người này để chỉ định người giám hộ cho họ.2. Khi có tranh chấp về việc cử người giám hộ (khoản 1 Điều 54 BLDS năm 2015)
Trường hợp người chưa thành niên quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 BLDS 2015 và người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ theo khoản 1 Điều 42 BLDS năm 2015. Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo khoản 1 Điều 48 BLDS năm 2015. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống hoặc là nơi người đó đang sinh sống được quy định tại khoản 1, 2 Điều 40 BLDS 2015.
Do đó, khi có sự tranh chấp về việc cử người giám hộ giữa Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú thì Tòa án chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên.
Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (khoản 4 Điều 54 BLDS năm 2015)
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự bị Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. (khoản 1 Điều 23 BLDS 2015)
Theo quy định tại khoản 4 Điều 54 BLDS năm 2015, nếu Tòa án tuyên bố một Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho họ trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của BLDS 2015. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại Điều 53 BLDS năm 2015 thì Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Vướng mắc trong thực tiễn về việc chỉ định người giám hộ
Mặc dù Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể về các trường hợp Tòa án chỉ định người giám hộ. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc chỉ định người giám hộ của Tòa án còn gặp phải rất nhiều vướng mắc. Theo đó:
(1) Thiếu quy định về trình tự, thủ tục chỉ định người giám hộ. Hiện tại, chưa có quy định rõ ràng về cách thức và quy trình để Tòa án thực hiện khi có tranh chấp giữa các cá nhân được chỉ định làm người giám hộ theo Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này, cũng như trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến việc cử người giám hộ.
(2) Vấn đề thẩm quyền của Tòa án. Chưa có hướng dẫn cụ thể về việc Tòa án nào có thẩm quyền chỉ định người giám hộ khi người được giám hộ đăng ký thường trú tại một địa điểm nhưng lại sinh sống ở nơi khác. Điều này gây khó khăn trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền trong từng trường hợp cụ thể.
(3) Chi phí liên quan đến việc chỉ định người giám hộ. Cần làm rõ xem những cá nhân hoặc tổ chức có tranh chấp về việc chỉ định người giám hộ có phải chịu chi phí nào không. Nếu có, thì các chi phí này sẽ được tính toán như thế nào.
Những vấn đề nêu trên xuất phát từ việc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể từ cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến tình trạng lúng túng và thiếu thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tố tụng. Do đó, cần thiết phải có sự hướng dẫn rõ ràng từ các cơ quan chức năng về việc giải quyết tranh chấp, trình tự thủ tục khi chỉ định người giám hộ để đảm bảo việc áp dụng pháp luật diễn ra một cách đồng bộ và hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự: Quy định và thời điểm giao nộp (26.04.2025)
Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín có thể bị xử phạt tù (23.04.2025)
Luật sư giỏi hòa giải tại các vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm, sơ thẩm (03.04.2025)
Vụ 71 triệu đồng chuyển nhầm: Cả tài xế và nữ hành khách đều có thể bị kiện? (02.04.2025)
Từ hôm nay, 01/4/2025 chính quyền cấp xã không còn thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm Pháp Luật (01.04.2025)
Đòi nợ thế nào để không vi phạm pháp luật và đảm bảo quyền lợi? (01.04.2025)
Cẩn trọng khi đổi tiền mới và tiền lưu niệm để tránh vi phạm pháp luật (01.04.2025)
Làm thế nào để thanh lý tài sản cầm cố hợp pháp? (01.04.2025)