>>> Tội phạm công nghệ cao là gì? Biện pháp ngăn chặn hiệu quả năm 2025
>>> Người dân lưu ý không có tổ chức, cá nhân nào trên mạng xã hội hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo
Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao
Tội phạm công nghệ cao có đặc điểm như sau:
Chủ thể:
-
Người có năng lực trách nhiệm hình sự: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi (Điều 21 Bộ luật Hình sự hiện hành).
-
Hoặc pháp nhân thương mại: Tổ chức được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành và các quy định của pháp luật liên quan, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên (Điều 74, 75 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Đặc trưng khách quan, thực tế (dù Bộ luật Hình sự không quy định) là chủ thể của loại tội phạm này luôn có trình độ nhất định về công nghệ cao, có kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng nó như một điều kiện cần để thực hiện hành vi phạm tội.
Khách thể: Khách thể bị xâm hại là quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, sự ổn định của xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Mặt khách quan: Thứ hai, tội phạm công nghệ cao có những hành vi được xác định là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự. Nói một cách chung nhất hành vi của tội phạm công nghệ cao là hành vi sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin trình độ cao. Tội phạm công nghệ cao có các hành vi truy cập bất hợp pháp; cản trở bất hợp pháp việc truyền tải dữ liệu máy tính; can thiệp trái phép vào dữ liệu, hệ thống cá nhân; sử dụng trái phép thiết bị, gian lận, vi phạm liên quan đến máy tính,...xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin gây tổn hại cho xã hội.
Mặt chủ quan:
-
Lỗi: Tội phạm công nghệ cao thường được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả đó xảy ra.
-
Động cơ: Chủ yếu vì mục đích trục lợi, chiếm đoạt tài sản, phá hoại hệ thống thông tin, đánh cắp dữ liệu, hoặc vì các lý do khác như cạnh tranh không lành mạnh, trả thù cá nhân, gây rối trật tự xã hội.
-
Mục đích: Nhằm xâm nhập, chiếm đoạt, thay đổi, làm gián đoạn hoạt động của hệ thống thông tin, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua công nghệ,...
Hiện nay, tội phạm công nghệ cao có thể chia thành 2 nhóm lớn:
(1) Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông: từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Cụ thể như sau:
-
Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285)
-
Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286)
-
Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287)
-
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288)
-
Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289)
-
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290)
-
Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291)
-
Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293)
-
Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294)
Mức phạt tù cao nhất của tội phạm công nghệ cao là 20 năm (đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản).
(2) Một số tội phạm truyền thống sử dụng công nghệ cao:
Các hành vi phạm tội đã được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành nhưng đối tượng không theo các phương thức thủ đoạn đã được biết trước đây mà sử dụng công nghệ hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội.
Tội phạm công nghệ cao ít nhiều đều có kiến thức về lĩnh vực công nghệ
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành):
Bằng một số phương thức có sử dụng mạng Internet để lừa đảo như:
-
Dùng các thủ thuật chiếm đoạt email, tài khoản của người dân qua đó gửi cho người thân, bạn bè của người đó để lừa chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng, mượn tiền thông qua thẻ cào điện thoại.
-
Lập trang web đưa các thông tin giả làm các nạn nhân tưởng thật góp tiền đầu tư tài chính (với lãi suất cao) rồi đánh sập trang web bỏ trốn.
-
Lập các trang web kinh doanh trực tuyến, qua đó bán hàng ảo thu lợi bất chính, qua giao dịch nhận tiền của khách hàng nhưng không giao hoặc giao hàng không đúng chất lượng.
Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự hiện hành):
Với một số thủ đoạn như: Trộm tiền từ thẻ tín dụng và tài khoản bằng cách làm thẻ tín dụng giả và nhập thông tin thật của nạn nhân (mua trên mạng Internet hoặc hack trộm file dữ liệu chứa thông tin khách hàng của ngân hàng hay gắn các thiết bị đọc thẻ vào các máy ATM) vào thẻ sử dụng rút tiền từ máy ATM, thanh toán các dịch vụ khách sạn, mua các hàng hóa đắt tiền, mua vé máy bay...
Tội đánh bạc (Điều 321 Bộ luật Hình sự hiện hành):
Một số phương thức mới lợi dụng mạng Internet để phạm tội như:
-
Cá độ bóng đá qua mạng: đối tượng lập các trang web, cho các thành viên tham gia chơi một mật khẩu để vào tham gia, số tiền cá độ và tỷ lệ cá cược phụ thuộc vào các trang web nước ngoài…
-
Đánh bài qua mạng: đối tượng lập các trang mạng riêng với mật khẩu được cấp riêng cho từng người chơi và sử dụng các phần mềm đánh bạc để các con bạc vào chơi online. Hoặc trực tiếp tại một địa điểm nhưng sử dụng phần mềm đánh bạc offline ăn thua bằng tiền mặt nhưng không có quân bài thực để dễ dàng đối phó khi lực lượng Công an tổ chức kiểm tra, truy vết.
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 Bộ luật Hình sự hiện hành):
Đối tượng xây dựng trang web lưu trữ các phim, ảnh, truyện đồi trụy cho phép truy cập miễn phí không cần tham gia thành viên hoặc sự tham gia đăng ký thành viên dễ dàng. Mục đích là thu lợi từ quảng cáo hoặc thu tiền thành viên VIP.
Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117):
Thủ đoạn của đối tượng là lợi dụng mạng Internet để đưa các tài liệu phản động nhằm tuyên truyền kích động các quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước và một số hoạt động của các cơ quan, đoàn thể. Kích động, cổ vũ những hành vi chống Đảng, chống Nhà nước và tuyên truyền các quan điểm lệch lạc. Hoạt động này thường có sự chỉ đạo và tài trợ của các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài.
Ngoài ra một số loại tội phạm truyền thống khác như: Tội kinh doanh trái phép; sản xuất buôn bán hàng giả; Tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Hình phạt và chế tài xử lý tội phạm công nghệ cao theo quy định hiện hành
Giải pháp phòng ngừa tội phạm công nghệ cao cho cá nhân và doanh nghiệp
Cách bảo vệ thông tin cá nhân trước các cuộc tấn công mạng
Biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa tội phạm công nghệ ca là hành động của chính mỗi cá nhân, bằng cách:
-
Tuân thủ quy trình bảo mật của ứng dụng ngân hàng trực tuyến, mạng xã hội, thường xuyên kiểm tra bảo mật tài khoản cá nhân, cảnh giác trước những thông báo trúng thưởng, đường link lạ, tin nhắn, yêu cầu cung cấp tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, mã xác thực OTP, …
-
Khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm trên không gian mạng, cần báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện điều tra, xử lý.
Doanh nghiệp cần làm gì để tuân thủ luật an toàn thông tin?
Để hạn chế rủi ro, phòng chống tội phạm công nghệ cao, doanh nghiệp cần tuân thủ luật an toàn thông tin, bằng cách:
-
Phối hợp với cơ quan chức năng xử lý các thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Áp dụng các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác nhằm phòng, chống gián điệp mạng, ngăn chặn nguy cơ tổn hại hoặc mất dữ liệu; trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra việc lộ hoặc mất dữ liệu thông tin người sử dụng, cần lập tức đưa ra giải pháp ứng phó, đồng thời thông báo đến người sử dụng và báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của pháp luật;
-
Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng; Không cung cấp/ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
-
Phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng để ngăn chặn, loại trừ hành vi tấn công mạng và cung cấp đầy đủ, kịp thời, thông tin, tài liệu liên quan; Khi phát hiện dấu hiệu hoặc hành vi khủng bố mạng thì có trách nhiệm báo cáo kịp thời đến lực lượng bảo vệ an ninh mạng;
-
Thường xuyên cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên không gian mạng do mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa; Xây dựng phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố an ninh mạng, xử lý ngay điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, tấn công mạng, xâm nhập mạng và rủi ro an ninh khác; khi xảy ra sự cố an ninh mạng, ngay lập tức triển khai phương án khẩn cấp, biện pháp ứng phó thích hợp, đồng thời báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
(Căn cứ Điều 26 Luật An ninh mạng hiện hành)
Doanh nghiệp nên thường xuyên cảnh báo mất an ninh mạng để phòng chống tội phạm công nghệ cao
Vai trò của cơ quan chức năng trong việc kiểm soát tội phạm công nghệ cao
Căn cứ quy định của pháp luật (Luật An ninh mạng năm 2018, Bộ luật Hình sự hiện hành) và các văn bản pháp luật liên quan, hướng dẫn) và tình hình thực tế về công tác phòng chống tội phạm công nghệ cao, cơ quan chức năng có vai trò:
-
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra an ninh mạng, kịp thời khắc phục lỗ hổng, khắc phục sự cố về an ninh trên không gian mạng;
-
Chỉ đạo gỡ bỏ thông tin có nội dung xuyên tạc, các trang web mạo danh,…
-
Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về an ninh trên không gian mạng, về kỹ năng tự bảo vệ và phòng chống tội phạm công nghệ cao trong hệ thống bộ máy nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân;
-
Hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm công nghệ cao trong hoạt động điều tra, truy vết, dẫn độ và xử lý tội phạm.
Có thể thấy, tội phạm công nghệ cao liên quan đến nhiều lĩnh vực, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, chủ thể phạm tội công nghệ cao tuỳ theo mức độ mà phải chịu chế tài nghiêm khắc tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Việc nhận thức rõ về quy định và chế tài xử lý loại tội phạm này là rất cần thiết trong tình hình tội phạm diễn biến phức tạp như hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ xin liên hệ đến đường dây nóng của LHLegal để được cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Hai vợ chồng lĩnh án tù vì trộn hàn the vào giò chả bán ra thị trường (21.03.2025)
Tội trốn thuế bị xử lý thế nào? Trốn thuế gồm những hành vi nào? (21.03.2025)
Phân tích pháp lý vụ hung thủ sát hại 4 người thân "Do quá nghèo" tại Hà Nội (20.03.2025)
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Minh Đức bị khởi tố, bắt tạm giam (20.03.2025)
Phân tích pháp lý vụ tài xế Mercedes rút kiếm dọa nhân viên môi trường (20.03.2025)
Phân tích pháp lý vụ việc giám đốc doanh nghiệp tự ý bán trái phép gần 1.500 m2 đất của dân (20.03.2025)
Hiểu rõ về tội nhận hối lộ: Phân tích chi tiết theo bộ luật hình sự hiện hành (19.03.2025)
Tất tần tật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ A đến Z (Cập nhật 2025) (19.03.2025)