>>> Cách lấy lại tiền do chuyển nhầm vào tài khoản người khác
>>> Làm sao để lấy lại tiền khi bị lừa mua bán nhà đất?
Thực trạng lừa đảo trên mạng xã hội và những thủ đoạn giả mạo của các đối tượng lừa đảo
Thực trạng lừa đảo trên mạng xã hội diễn biến phức tạp
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích, các nền tảng như Facebook, Zalo, TikTok, Instagram cũng trở thành mảnh đất màu mỡ cho các đối tượng lừa đảo hoạt động. Tình trạng lừa đảo trên mạng xã hội đang diễn ra phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn về tài chính và dữ liệu cá nhân cho người dùng.
Các số liệu thống kê từ cơ quan chức năng cho thấy số lượng vụ lừa đảo trực tuyến đang có xu hướng gia tăng. Nhiều nạn nhân bị chiếm đoạt hàng chục đến hàng trăm triệu đồng chỉ vì mất cảnh giác hoặc thiếu thông tin nhận diện các chiêu trò của kẻ gian.
Những thủ đoạn phổ biến của các đối tượng lừa đảo
Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng nhiều phương thức tinh vi để đánh lừa người dùng mạng xã hội. Dưới đây là một số thủ đoạn phổ biến:
-
Giả mạo/hack tài khoản người thân, bạn bè:
-
Lợi dụng tính năng kết bạn và tin nhắn trên mạng xã hội, kẻ lừa đảo tạo tài khoản giả mạo giống hệt người thân của nạn nhân rồi nhắn tin vay tiền hoặc nhờ chuyển khoản gấp với lý do cấp bách. Nhiều người do tin tưởng đã chuyển tiền mà không xác minh lại thông tin một cách kỹ lưỡng.
-
Hoặc các đối tượng lợi dụng lỗ hổng bảo mật của mạng xã hội, nhất là facebook, chiếm quyền kiểm soát tài khoản và nhắn tin cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để mượn, nhờ chuyển tiền qua số tài khoản của chúng.
-
-
Giả danh cơ quan chức năng: Kẻ gian thường mạo danh công an, kiểm sát viên, thư ký tòa án hoặc nhân viên ngân hàng để gọi điện hoặc nhắn tin đe dọa người dùng về các khoản nợ, vi phạm pháp luật, từ đó yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền để “giải quyết” vụ việc.
-
Lừa đảo tuyển dụng, việc làm online: Nhiều đối tượng đăng tin tuyển dụng việc làm với mức lương hấp dẫn nhưng yêu cầu người tham gia phải đóng phí ban đầu hoặc làm các nhiệm vụ ảo (như đặt hàng, tăng tương tác) để nhận hoa hồng. Khi đã nạp tiền, nạn nhân bị khóa tài khoản và không thể lấy lại số tiền của mình nữa.
-
Lừa đảo qua các chương trình trúng thưởng, tặng quà : Kẻ lừa đảo gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm hồ sơ hoặc thuế để nhận giải. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, kẻ gian lập tức biến mất.
-
Giả mạo website ngân hàng, ví điện tử, thủ tục hành chính công : Một hình thức phổ biến khác là gửi tin nhắn hoặc email chứa đường link giả mạo trang web ngân hàng, ví điện tử, website thủ tục hành chính công để đánh cắp thông tin đăng nhập và mã OTP của người dùng.
Tại sao không thể lấy lại tiền lừa đảo qua các tổ chức trên mạng xã hội?
Việc lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo trên mạng xã hội gặp nhiều khó khăn do:
-
Kẻ gian sử dụng thông tin giả: Hầu hết các tài khoản lừa đảo đều sử dụng danh tính giả (kẻ gian không để lộ tên/tuổi/địa chỉ thật…), gây khó khăn cho việc truy vết.
-
Tiền được chuyển qua nhiều tài khoản trung gian: Sau khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo thường nhanh chóng chuyển tiếp qua nhiều tài khoản khác nhau để xoá dấu vết.
-
Không có cơ chế hoàn trả từ ngân hàng: Khi giao dịch đã được xác nhận và hoàn tất, ngân hàng không thể hoàn tiền nếu không có lệnh từ cơ quan điều tra.
-
Hạn chế về pháp lý và xử lý quốc tế: Nhiều kẻ lừa đảo hoạt động xuyên biên giới, gây khó khăn cho việc phối hợp điều tra giữa các quốc gia. Nhất là với các quốc gia mà Việt Nam không ký kết, hợp tác tư pháp.
Kẻ lừa đảo hoạt động xuyên biên giới gây khó khăn cho việc phối hợp điều tra giữa các quốc gia
Lật tẩy chiêu trò lừa đảo “lấy lại tiền lừa đảo”
Như đã phân tích, không có tổ chức, cá nhân nào trên mạng xã hội lấy lại tiền lừa đảo, do đó, những lời quảng cáo rằng có thể giúp lấy lại tiền lừa đảo đều là lừa đảo, nhằm lừa nạn nhân lần hai. Các đối tượng trà trộn vào các group pháp luật để đăng bài, các video cảnh báo lừa đảo để thực hiện thủ đoạn lừa đảo của mình. Tại đây, các đối tượng lừa đảo sẽ trả lời hoặc bình luận với nội dung cam kết sẽ lấy lại được tiền đã bị lừa đảo. Thậm chí, có nhiều đối tượng còn chạy quảng cáo với các bài đăng hoặc mạo danh cơ quan có thẩm quyền với nội dung “hỗ trợ lấy lại tiền uy tín”, “cam kết lấy lại được tiền đã bị lừa”…Để tạo uy tín, các đối tượng còn kèm theo các bình luận cảm ơn, đã lấy lại được tiền lừa đảo…
Sau khi người dùng liên hệ, chúng sẽ tư vấn nhiệt tình và liên tục đưa ra lời hứa hẹn, cam kết lấy lại 100% số tiền đã bị chiếm đoạt, yêu cầu nạn nhân cung cấp các thông tin nhân thân như số Căn cước công dân/tài khoản ngân hàng, số điện thoại, số tiền đã bị lừa và yêu cầu một khoản phí dịch vụ cho dịch vụ lấy lại tiền đã lừa đảo. Khi người dân đã chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo và liên hệ lại để kiểm tra tiến độ thì sẽ bị chặn, không thể liên hệ được.
Liên quan đến vấn đề này, hiện nay, có nhiều trang mạng xã hội ghi danh “Cục An ninh mạng” hoặc “Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” đưa thông tin khuyến cáo các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến và biện pháp phòng chống; đồng thời cung cấp các dịch vụ pháp lý hỗ trợ công dân như tư vấn lấy lại tiền lừa đảo, hỗ trợ xử lý các vụ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân đã không phân biệt được đâu là thông tin chính thức, rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo khi liên lạc đến các trang mạng xã hội này để nhờ giúp đỡ.
Bộ Công an cho biết Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an có chức năng bảo vệ an ninh mạng, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có hoạt động sử dụng công nghệ cao và Cục không có chức năng hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo cho công dân. Do đó, các Trang Thông tin trên mạng lấy tên Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo đều là mạo danh, lừa đảo.
Hướng dẫn người dân: Cách bảo vệ tài sản trước hành vi lừa đảo
Để bảo vệ tài sản và tránh trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo trên mạng xã hội, người dùng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
-
Luôn cảnh giác trước các yêu cầu tài chính và xác minh danh tính người liên hệ: Không chuyển tiền cho bất kỳ ai mà không xác minh rõ ràng. Tốt nhất nên gọi điện trước khi chuyển tiền. Đối với số tiền lớn, nên gặp trực tiếp để tránh tình trạng các đối tượng lừa đảo chiếm quyền kiểm soát tài khoản và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền.
-
Kiểm tra kỹ trước khi cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào trong trương trình nhận thưởng bao gồm cả trang web, địa chỉ, quy định nhận giải,…
-
Bảo mật thông tin cá nhân: Không chia sẻ mật khẩu, mã OTP hoặc thông tin tài khoản ngân hàng với bất kỳ ai. Đã có nhiều trường hợp nạn nhân chuyển tiền không thành công hoặc bị lừa mất tiền, sau đó có người gọi điện tự xưng là nhân viên ngân hàng (thực chất là kẻ lừa đảo) yêu cầu nạn nhân cung cấp mật khẩu, mã OTP và chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
-
Kiểm tra kỹ trước khi nhấp vào đường link lạ: Tránh truy cập vào các đường link không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu đáng ngờ. Ngay cả khi đường link đó từ tin nhắn do tài khoản mạng xã hội của người thân gửi tới. Riêng đối với website cơ quan công an, người dân có thể kiểm tra các trang thông tin chính thống tại phần “Liên kết website” trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an tại địa chỉ mps.gov.vn hoặc bocongan.gov.vn.
-
Đối với các tài khoản trên mạng xã hội, ứng dụng OTT, hiện nay Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tiến hành rà soát và sẽ công khai danh sách các đường dẫn này để người dân nắm được.
-
Bật xác thực hai lớp: Sử dụng xác thực hai lớp (mật khẩu hoặc vân tay và mã OTP) cho tài khoản mạng xã hội, email và ví điện tử để tăng cường bảo mật.
-
Báo cáo hành vi lừa đảo: Khi phát hiện tài khoản giả mạo hoặc có dấu hiệu lừa đảo, hãy ngay lập tức báo cáo với nền tảng mạng xã hội và cơ quan chức năng (có thể là công an nơi mình thường trú) để kịp thời xử lý.
Lừa đảo trên mạng xã hội là một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng phổ biến. Người dùng cần nâng cao cảnh giác, trang bị kiến thức về các phương thức lừa đảo để tránh trở thành nạn nhân. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm để bảo vệ an toàn cho cộng đồng mạng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Sử dụng mã độc tống tiền người khác bị phạt bao nhiêu năm tù? (09.05.2025)
Sản xuất hàng giả bị xử lý thế nào? Thời hiệu khởi tố và mức phạt chi tiết (06.05.2025)
Phá nhanh vụ trộm vàng tại Phan Thiết: Con gái cùng bạn trai lấy trộm hơn 100 triệu đồng của gia đình (05.05.2025)
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long khiến một người tử vong: Diễn biến pháp lý và trách nhiệm dân sự? (05.05.2025)
Nhân viên trộm đồ của khách trong khách sạn: Vừa bị sa thải, vừa đối mặt án tù? (26.04.2025)
Thông đồng trục lợi bảo hiểm có bị xử lý hình sự? (26.04.2025)
Tội rửa tiền: Những thủ đoạn phổ biến và biện pháp ngăn chặn (26.04.2025)
Chơi Niu Niu có bị đi tù không? Mức phạt cao nhất khi tổ chức đánh bạc? (26.04.2025)