>>> Quy trình bán đấu giá tài sản bảo đảm của Ngân hàng
>>> Các vướng mắc khi ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm đang tranh chấp, tài sản bị kê biên
Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng trong quá trình đấu giá
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 LĐGTS:
“5. Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, khi tham gia vào quy trình đấu giá, ngân hàng được xác định là người có tài sản đấu giá vì vậy mà cũng có các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người có tài sản đấu giá. Cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
Theo Điều 47 LĐGTS, ngân hàng có các quyền và nghĩa vụ sau:
Về quyền thì có một số quyền nổi bật như: Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; Quyết định giá khởi điểm của tài sản đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu khi tổ chức đấu giá tài sản vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng hoặc pháp luật.
Về nghĩa vụ, ngân hàng trong trường hợp trở thành người có tài sản đấu giá sẽ phải: Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản; Thanh toán thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản cho tổ chức đấu giá tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; Phối hợp với tổ chức đấu giá tài sản trong việc tổ chức thực hiện đấu giá tài sản.; Giao tài sản cho người trúng đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá - ngân hàng theo quy định tại Điều 47 LĐGTS là quyền đối ứng đối với người trúng đấu giá tại Điều 48 LĐGTS.
Trách nhiệm trong việc xác định giá khởi điểm
Ngân hàng có trách nhiệm xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá như là một công việc quan trọng trong quy trình đấu giá tài sản. Trường hợp không có thỏa thuận về giá, tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, ngân hàng cần thực hiện trách nhiệm này không phải chỉ vì nghĩa vụ của mình mà còn để bảo đảm tốt hơn quyền lợi của mình theo giá trị của tài sản đấu giá. Việc tự xác định giá khởi điểm của TSĐG giúp ngân hàng hiểu rõ hơn và tham gia vào quá trình “ngã giá” một cách chủ động.
Trách nhiệm trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 LĐGTS:
“1. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và Cổng Đấu giá tài sản quốc gia về việc lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản.”
Ngân hàng có trách nhiệm lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có năng lực, kinh nghiệm và uy tín để thực hiện việc đấu giá, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và quyền lợi của các bên liên quan.
Trách nhiệm trong việc niêm yết, thông báo công khai
Ngân hàng phối hợp với tổ chức đấu giá tài sản thực hiện việc niêm yết, thông báo công khai về việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 35 LĐGTS. Điều này giúp bảo đảm quyền lợi của mình nên ngân hàng cần chủ động phối hợp chặt chẽ và hiệu quả.
Trách nhiệm trong việc bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá
Một trong những nghĩa vụ chính của ngân hàng sau khi cuộc đấu giá thành công là trách nhiệm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, như đã phân tích ở quy trình đấu giá TSBĐ, ngân hàng cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình để nhận thanh toán từ người trúng đấu giá.
Ngân hàng có trách nhiệm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá
Những rủi ro ngân hàng có thể gặp phải khi thực hiện đấu giá tài sản bảo đảm
Đấu giá TSBĐ là một trong những phương thức xử lý TSBĐ được quy định tại Điều 303 BLDS. Vì vậy mà khi đấu giá tài sản, ngân hàng cũng có thể gặp các rủi ro về quyền xử lý TSBĐ, định giá TSBĐ như những phương thức xử lý TSBĐ khác. Thêm vào đó, ngân hàng sẽ có nguy cơ chịu rủi ro về những vấn đề như gian lận, thông đồng trong đấu giá tài sản, bàn giao tài sản sau đấu giá mà LHLegal sẽ phân tích chi tiết dưới đây:
Rủi ro về tranh chấp quyền xử lý tài sản bảo đảm
Rủi ro này thường xảy ra khi bên bảo đảm không đồng ý với việc xử lý tài sản bằng phương thức đấu giá tài sản hoặc khiếu nại về giá trị tài sản, tức bên bảo đảm viện dẫn quy định tại Điều 299, Điều 303, Điều 306 BLDS để xác định ngân hàng không có quyền xử lý TSBĐ hoặc nếu có thì giá trị tài sản được định giá không hợp lý dẫn đến việc bên bảo đảm khiếu nại giá trị tài sản.
Tài sản bị tranh chấp quyền sở hữu hoặc có quyền lợi của bên thứ ba chưa được giải quyết. Bất động sản thế chấp chưa hoàn tất thủ tục pháp lý (ví dụ: chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro về tranh chấp quyền xử lý TSBĐ của ngân hàng khi thực hiện đấu giá tài sản.
Rủi ro này dẫn đến hậu quả pháp lý là kết quả đấu giá có thể bị Tòa án tuyên hủy và gây tổn thất chi phí tổ chức đấu giá cho ngân hàng và mất thời gian xử lý nợ xấu cũng như người trúng đấu giá có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu mất quyền nhận tài sản sau khi trúng đấu giá dẫn đến việc ngân hàng có thể bị yêu cầu hoàn trả tài sản đấu giá hoặc hoàn tiền cho người trúng đấu giá.
Trong trường hợp phát sinh rủi ro về tranh chấp quyền xử lý TSBĐ, ngân hàng cần thực hiện những hành động pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như: Khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để Tòa án giải quyết cho ngân hàng có quyền đòi nợ, quyền xử lý TSBĐ và sau khi Tòa án đã giải quyết bằng bản án có hiệu lực thì ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành bản án giải quyết tranh chấp. Hoạt động này của ngân hàng cần tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Thi hành án dân sự.
Rủi ro về định giá tài sản không chính xác
Ngân hàng cũng có thể phải đối mặt với rủi ro về định giá tài sản không chính xác khi: Giá khởi điểm quá thấp dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng và chủ tài sản hoặc giá quá cao khiến đấu giá không thành công, kéo dài thời gian xử lý tài sản. Trong một số trường hợp còn là việc định giá không phù hợp với thị trường thực tế, làm phát sinh khiếu nại. Quy định tại Điều 30 LĐGTS đã quy định cụ thể về phương thức xác định giá khởi điểm nên ngân hàng cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, tránh các rủi ro phát sinh do định giá tài sản không chính xác đem lại.
Rủi ro này dẫn đến hậu quả pháp lý là ngân hàng có thể bị bên thế chấp kiện yêu cầu hủy kết quả đấu giá nếu định giá quá thấp hoặc người mua tài sản có thể khiếu nại nếu tài sản không đúng giá trị thực tế. Đặc biệt, Cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm tra và xử phạt hành chính nếu có dấu hiệu sai phạm trong thẩm định giá.
Trong trường hợp phát sinh rủi ro về định giá tài sản không chính xác, ngân hàng cần chủ động trong việc yêu cầu hủy kết quả đấu giá, tránh trường hợp bị kiện hoặc bị khiếu nại. Sau đó yêu cầu định giá lại để tránh các rủi ro liên quan.
Rủi ro về gian lận, thông đồng trong đấu giá
Ngân hàng với tư cách là người có tài sản đấu giá có thể đối mặt với rủi ro gian lận, thông đồng trong đấu giá khi người tham gia đấu giá bắt tay với tổ chức đấu giá để thao túng giá hoặc là trường hợp tổ chức đấu giá không trung thực, làm sai lệch quá trình đấu giá. Mặc dù các hành vi gian lận, thông đồng trong đấu giá đã bị nghiêm cấm theo Điều 9 LĐGTS và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 218 BLHS 2015 nhưng trên thực tế, vẫn có trường hợp vì nhiều lý do mà các chủ thể đã bắt tay, thông đồng trong đấu giá gây thiệt hại cho ngân hàng.
Việc gian lận, thông đồng trong đấu giá sẽ dẫn đến việc kết quả đấu giá có thể bị hủy bỏ, gây thiệt hại về thời gian và chi phí xử lý nợ xấu. Hoặc ngân hàng có thể bị điều tra trách nhiệm, đặc biệt nếu có dấu hiệu lợi dụng đấu giá để chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, ngân hàng còn có thể bị khách hàng hoặc bên bảo đảm khởi kiện về tính minh bạch của cuộc đấu giá.
Với vai trò là người có tài sản đấu giá, ngân hàng cần chủ động kiểm tra, giám sát quá trình đấu giá để tránh gian lận, thông đồng trong đấu giá. Nếu phát hiện sai phạm, cần yêu cầu tổ chức bán đấu giá chịu trách nhiệm và thực hiện việc áp dụng các chế tài như bồi thường thiệt hại…
Ngân hàng cần chủ động kiểm tra, giám sát quá trình đấu giá
Rủi ro về bàn giao tài sản sau đấu giá và hoàn tất thủ tục sang tên
Sau khi có kết quả của cuộc đấu giá, có thể xảy ra trường hợp người thế chấp không hợp tác, không chịu bàn giao tài sản cho ngân hàng để ngân hàng bàn giao tài sản sau đấu giá cho người trúng đấu giá hoặc chính quyền địa phương không hỗ trợ cưỡng chế khi có tranh chấp giữa ngân hàng và người thế chấp. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá giữa ngân hàng với người trúng đấu giá. Khi ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ bàn giao tài sản sau đấu giá thì không có căn cứ yêu cầu người trúng đấu giá thanh toán cho mình. Hơn nữa, cũng có trường hợp khi tài sản đấu giá bị hư hỏng, không đúng mô tả ban đầu cũng sẽ gây ra tranh chấp với người trúng đấu giá.
Hơn nữa, Theo Điều 37 Nghị định 101/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2024, cơ quan đăng ký đất đai cũng không giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi đang có tranh chấp. Vì vậy, ngân hàng cần lưu ý các vấn đề về tranh chấp để tránh trường hợp có rủi ro về bàn giao tài sản sau đấu giá và khó trong việc hoàn tất thủ tục sang tên.
Rủi ro bên mua tài sản đấu giá vi phạm nghĩa vụ thanh toán
Ngoài ra, ngân hàng còn có thể gặp phải rủi ro khi đã quá thời hạn thanh toán nhưng bên trúng đấu giá không có khả năng thanh toán. Vì vậy mà mất tiền đặt cọc hoặc có thể hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản sau đấu giá. Điều này khiến cho ngân hàng phải bán đấu giá lại, mất thời gian và công sức vì đã đấu giá một lần nhưng không thể bán được tài sản. Trong trường hợp này, để phòng tránh rủi ro, ngân hàng cần thực hiện những hoạt động cần thiết nhằm kiểm tra năng lực tài chính của bên mua khi nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá.
Trên đây là một số những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình xử lý TSBĐ thông qua bán đấu giá. Công ty Luật TNHH LHLegal cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong quá trình đấu giá tài sản. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi hỗ trợ ngân hàng trong việc thẩm định pháp lý tài sản đấu giá, soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. LHLegal cam kết mang đến giải pháp tối ưu, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro, thu hồi nợ hiệu quả và bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách chặt chẽ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Bảo lãnh ngân hàng: Quy định pháp luật và những rủi ro cần biết (09.05.2025)
Doanh nghiệp cần lưu ý những gì trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại? (09.05.2025)
Một tài sản bảo đảm có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều khoản vay tại các ngân hàng khác nhau không? (26.04.2025)
Trình tự, thủ tục, quy trình ngân hàng thu hồi nợ thông qua hình thức đấu giá tài sản (24.04.2025)
Quyền lợi của người bảo lãnh vay vốn khi tài sản bị bán đấu giá trái luật: Cách bảo vệ và xử lý tranh chấp (17.04.2025)
Phân tích và bình luận Bản án số 06/2023/KDTM-PT về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm (17.04.2025)
Ngân hàng Nhà nước cam kết bơm thanh khoản, hỗ trợ giảm lãi suất bất chấp áp lực tỷ giá từ chính sách thuế của Mỹ (09.04.2025)
Lãi suất huy động bị "ghìm cương", ngân hàng tìm cách xoay xở vốn (09.04.2025)