>>> Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hoạt động dưới hình thức nào?
>>> Ngân hàng thương mại có công ty con: Bắt buộc duy trì tỷ lệ an toàn vốn bao nhiêu?
Tái cấp vốn là gì?
Tái cấp vốn là một hình thức cấp tín dụng đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp cho các tổ chức tín dụng (TCTD), bao gồm ngân hàng thương mại (NHTM), nhằm hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn và thực hiện các mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, tái cấp vốn được quy định như sau:
“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.”
Cụ thể, tái cấp vốn cho phép các tổ chức tín dụng vay vốn từ NHNN với các điều kiện nhất định, thường là bảo đảm bằng các tài sản có giá trị như giấy tờ có giá (chứng khoán) hoặc các khoản vay mà tổ chức tín dụng đã cấp cho khách hàng. Việc vay tái cấp vốn từ NHNN sẽ giúp NHTM có được khoản vốn để thực hiện hoạt động tín dụng của mình. Trong quá trình tái cấp vốn, NHNN áp dụng các điều kiện cụ thể và các tỷ lệ an toàn để đảm bảo rằng các NHTM sử dụng vốn vay đúng mục đích và không gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Cơ sở pháp lý về tái cấp vốn:
-
Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (LCTCTD) quy định quyền vay tái cấp vốn của NHTM tại NHNN.
-
Điều 10, Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 (LNHNNVN), NHNN thực hiện việc tái cấp vốn dưới các hình thức như cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu hoặc cho vay lại theo hồ sơ tín dụng của các tổ chức tín dụng.
-
Thông tư 24/2019/TT-NHNN ngày 28/11/2019 Thông tư quy định về tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng.
Các hình thức tái cấp vốn
Theo Điều 11 LNHNNVN:
“Điều 11. Tái cấp vốn
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
c) Các hình thức tái cấp vốn khác.”
Như vậy, NHNN thực hiện tái cấp vốn thông qua các hình thức:
-
Cho vay có bảo đảm: Ngân hàng thương mại có thể cầm cố giấy tờ có giá để vay vốn từ NHNN.
-
Chiết khấu giấy tờ có giá: NHNN mua lại giấy tờ có giá từ ngân hàng thương mại trước hạn để cung ứng vốn.
-
Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng: Đây là hình thức vay vốn dựa trên các khoản vay mà ngân hàng thương mại đã cấp cho khách hàng, hỗ trợ thanh khoản và các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Hình thức tái cấp vốn này được hướng dẫn cụ thể tại TT 24/2019/TT-NHNN.
Ngân hàng thương mại có được vay tái cấp vốn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 108 LCTCTD, NHTM hoàn toàn có quyền vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn, nhằm duy trì hoạt động ổn định và thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước. Điều 108 LCTCTD:
“Điều 108. Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại:
1. Ngân hàng thương mại được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Như vậy, vay tái cấp vốn từ NHNN là quyền của NHTM đã được luật quy định rõ.
Điều kiện vay tái cấp vốn
Theo quy định tại Điều 12, Điều 16 TT 24/2019/TT-NHNN:
Điều kiện vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng nhằm hỗ trợ thanh khoản
Điều 12 Thông tư 24/2019/TT-NHNN quy định như sau:
“Điều 12. Điều kiện tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Gặp khó khăn về khả năng chi trả và không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt.
2. Có cam kết về việc không có hoặc đã sử dụng hết giấy tờ có giá thuộc danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước tại ngày có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn hoặc Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn và cam kết các khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín dụng (là bảng kê các khoản cho vay theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) để tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 Thông tư này.”.
Điều kiện để được vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho vay ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát triển
Điều 16 Thông tư 4/2019/TT-NHNN quy định như sau
“Điều 16. Điều kiện tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Không trong thời gian: Được kiểm soát đặc biệt hoặc bị áp dụng can thiệp sớm hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 12 tháng liên tục trước ngày có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.
3. Có cam kết về việc không có hoặc đã sử dụng hết giấy tờ có giá thuộc danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước tại ngày có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn và cam kết các khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín dụng để vay tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 18 Thông tư này.”
Do đó, để được vay tái cấp vốn, NHTM phải đáp ứng các điều kiện tùy thuộc vào mục đích vay tái cấp vốn, bao gồm:
-
Không bị kiểm soát đặc biệt: Ngân hàng không trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt hoặc bị áp dụng can thiệp sớm.
-
Tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn: Ngân hàng phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong suốt 12 tháng liên tục trước khi vay tái cấp vốn.
-
Giấy tờ có giá hợp lệ: Các giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại sử dụng để vay tái cấp vốn phải hợp lệ và nằm trong danh mục được phép giao dịch với NHNN.
-
Thực hiện đúng quy định về hồ sơ tín dụng: Hồ sơ vay phải đầy đủ, chính xác và đáp ứng yêu cầu của NHNN theo Điều 15, Điều 20 TT 24/2019/TT-NHNN.
Các trường hợp ngân hàng thương mại không được vay tái cấp vốn
NHTM không được vay tái cấp vốn nếu không đáp ứng các điều kiện đã quy định cụ thể, có thể kể đến một số trường hợp sau:
-
Ngân hàng thương mại thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt: Nếu ngân hàng thương mại nằm trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt hoặc đang đối mặt với các biện pháp can thiệp của NHNN.
-
Không tuân thủ các tỷ lệ an toàn: Nếu ngân hàng vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng, như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, hoặc các chỉ tiêu tài chính khác.
-
Hồ sơ vay không hợp lệ: Nếu hồ sơ vay tái cấp vốn không đầy đủ hoặc không tuân thủ các quy định của NHNN.
Hồ sơ vay không hợp lệ, ngân hàng thương mại sẽ không được vay tái cấp vốn
Rủi ro và trách nhiệm khi vay tái cấp vốn
Việc vay tái cấp vốn không chỉ mang lại lợi ích mà còn tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng thương mại. Các rủi ro phổ biến bao gồm:
-
Rủi ro tín dụng: Ngân hàng thương mại phải chịu rủi ro khi các khoản vay của mình không thu hồi được, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho NHNN. NHNN có quyền xử lý tài sản bảo đảm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sự tin tưởng của đối tác.
-
Rủi ro thanh khoản: Nếu không trả nợ đúng hạn, ngân hàng thương mại sẽ bị mất quyền tiếp cận tái cấp vốn, gây mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng. Sự phụ thuộc vào tái cấp vốn có thể khiến ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi NHNN thay đổi chính sách hoặc không tiếp tục cấp vốn.
-
Rủi ro lãi suất: Lãi suất vay tái cấp vốn có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chi phí vốn của ngân hàng.
-
Ngân hàng thương mại bị kiểm soát chặt chẽ về mục đích sử dụng vốn: NHNNN có quyền theo dõi, yêu cầu giải trình về phương án sử dụng vốn hoặc can thiệp vào 1 số hoạt động của Ngân hàng.
-
Ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng thương mại: Việc phải liên tục vay tái cấp vốn là dấu hiệu ngân hàng đang mất cân đối thanh khoản, ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng. Nhà đầu tư và đối tác có thể đánh giá tiêu cực về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Trách nhiệm của ngân hàng thương mại
Theo Điều 21 Thông tư 24/2019/TT-NHNN, trong quá trình vay tái cấp vốn, ngân hàng thương mại (NHTM) có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch, an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
-
Tuân thủ điều kiện, thủ tục tái cấp vốn: Ngân hàng thương mại phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đối tượng vay, mục đích vay, tài sản bảo đảm cũng như các hồ sơ, tài liệu cần thiết theo đúng hướng dẫn của NHNN. Việc không tuân thủ hoặc cố tình lách quy định có thể dẫn đến việc bị từ chối khoản vay hoặc bị xem xét xử lý kỷ luật.
-
Hoàn trả khoản nợ đúng hạn, không tái vay khi chưa tất toán khoản vay cũ: Trách nhiệm tài chính của ngân hàng vay tái cấp vốn là rất rõ ràng – phải trả nợ đúng hạn, cả gốc và lãi. Việc chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với khoản vay trước đó sẽ khiến NHNN từ chối giải ngân khoản vay tiếp theo, đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng trong quan hệ với cơ quan quản lý tiền tệ.
-
Đảm bảo tính chính xác, hợp pháp trong hồ sơ vay: Thông tin trong hồ sơ vay tái cấp vốn phải được ngân hàng xác lập và xác minh đầy đủ, đúng pháp luật. Việc cung cấp sai thông tin, không cập nhật kịp thời các biến động liên quan đến tài sản bảo đảm, tình trạng tài chính… có thể bị xử lý theo quy định về hành vi cung cấp thông tin sai lệch, thậm chí có thể cấu thành vi phạm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
-
Vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc các biện pháp pháp lý khác: Trường hợp ngân hàng thương mại vi phạm quy định về tái cấp vốn như sử dụng vốn sai mục đích, không hoàn trả đúng hạn, gian lận hồ sơ... thì ngoài việc bị từ chối khoản vay, ngân hàng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị kiểm soát đặc biệt, hoặc phải chịu các biện pháp pháp lý nghiêm khắc hơn tùy theo mức độ vi phạm.
-
Duy trì tài sản bảo đảm hợp lệ: Tài sản bảo đảm cho khoản vay tái cấp vốn phải được định giá, đăng ký, lưu giữ và theo dõi theo đúng quy định pháp luật. Ngân hàng phải duy trì tình trạng hợp lệ của tài sản bảo đảm trong toàn bộ thời gian vay, không được tự ý xử lý, chuyển nhượng hoặc để tài sản mất giá trị mà không có sự chấp thuận của NHNN.
-
Trách nhiệm báo cáo, giải trình với NHNN và chấp hành kiểm tra đột xuất: Ngân hàng vay vốn có nghĩa vụ báo cáo định kỳ, đột xuất và giải trình khi có yêu cầu của NHNN liên quan đến tình hình sử dụng vốn vay, tình trạng tài sản bảo đảm và các nghĩa vụ phát sinh từ khoản vay. NHNN có quyền tiến hành kiểm tra đột xuất, và ngân hàng phải phối hợp, cung cấp thông tin trung thực, kịp thời để đảm bảo công tác giám sát được thực hiện hiệu quả.
Như vậy, NHTM có quyền vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của pháp luật ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và tuân thủ pháp luật, NHTM phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt và tuân thủ các quy định của NHNN. Việc thực hiện đúng quy trình và các điều kiện này sẽ giúp ngân hàng duy trì hoạt động ổn định, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế quốc gia.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ cũ: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM)
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Nam Nha Trang, Tỉnh Khánh Thuận (Địa chỉ cũ: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang)
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
![]() |
![]() |
Có được thế chấp nhà ở xã hội để vay ngân hàng không? Điều kiện vay vốn cá nhân cần biết (25.07.2025)
Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước gồm những gì theo Quyết định 02/2025/QĐ-TTg? (25.07.2025)
Ngân hàng thương mại có được kinh doanh dịch vụ ngân quỹ? Quy định và nội dung hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ (25.07.2025)
Tóm tắt và bình luận bản án số 21/2022/DS-ST Về tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm (25.07.2025)
Tóm tắt và bình luận bản án: Bản án số 629/2021/DS-PT Về đòi lại tài sản và huỷ kết quả đấu giá (25.07.2025)
Tranh chấp hợp đồng tín dụng: Khi nào ngân hàng được yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm (24.07.2025)
Tổ chức phi ngân hàng có được cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán không? (22.07.2025)
Tài khoản ngân hàng chưa xác thực sẽ bị khóa từ ngày 1-9: Người dùng cần làm gì? (18.07.2025)