>>> Luật sư đề nghị tránh vết xe đổ về khắc phục hậu quả trong vụ Epco - Minh Phụng
Ngày 19/11, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 47 bị cáo khác trong giai đoạn 1 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức liên quan, Hội đồng xét xử tiếp tục lắng nghe phần bào chữa của các luật sư và lời tự bào chữa của các bị cáo.
Bị cáo chua xót trước mức án 30 năm tù
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB, bị tuyên 16 năm tù vì tội Tham ô tài sản. Trong giai đoạn 2 của vụ án, bà tiếp tục nhận mức án 14 năm tù cho các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Dung nghẹn ngào khi đối diện với bản án nặng nề.
"Bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là sai. Nhưng bản án 30 năm tù là một khoảng thời gian quá dài, khiến bị cáo không thể gần gũi chăm sóc con mình. Con của bị cáo mới 9 tuổi. Nếu mức án này giữ nguyên, con sẽ phải lớn lên trong những năm tháng thiếu mẹ. Bị cáo tha thiết mong Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ, để bị cáo có cơ hội sớm trở về với gia đình," bà Dung trình bày.
Ngoài việc bày tỏ sự hối tiếc, bị cáo cũng nêu ý kiến so sánh trường hợp của mình với các bị cáo khác như Uông Văn Ngọc Ẩn, Nguyễn Thị Phương Loan, Võ Thành Hùng – những người có vai trò tương đương trong vụ án nhưng lại được xem xét mức án nhẹ hơn, thậm chí có án treo. Bị cáo Dung hy vọng Hội đồng xét xử cân nhắc khi lượng hình.

Luật sư bào chữa yêu cầu xem xét lại trách nhiệm hình sự
Luật sư của bà Dung cũng đề nghị Hội đồng xét xử đánh giá lại số liệu và thời gian phạm tội quy kết cho thân chủ. Theo luật sư, bà Dung chỉ thực hiện hành vi giúp sức từ ngày 7/1/2021 đến ngày 15/8/2022, khi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Phê duyệt tín dụng và Xử lý nợ. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm xác định thời gian phạm tội từ ngày 11/9/2019, dẫn đến việc tăng nặng trách nhiệm hình sự không phù hợp.
Luật sư cũng nhấn mạnh, hành vi của bà Dung là làm theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan để thẩm định tài sản và hoàn thiện hồ sơ vay, mà không nhận bất kỳ lợi ích cá nhân nào.
Tình tiết giảm nhẹ mới
Tại phiên phúc thẩm, bà Dung đã bổ sung các tài liệu chứng minh nhân thân tốt, bao gồm thư cảm ơn, giấy chứng nhận từ các tổ chức trong quá trình làm từ thiện. Bị cáo cũng tự nguyện nộp thêm 50 triệu đồng và cam kết sử dụng 170.000 cổ phần tại SCB để khắc phục hậu quả vụ án.
Luật sư kỳ vọng những tình tiết này sẽ giúp bà Dung được hưởng sự khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt, để sớm có cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình.
Động lực từ cuộc đại phẫu
Bản án sơ thẩm xác định bị cáo Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Capella, đã tự ý thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trị giá 1.000 tỷ đồng với công ty của bà Trương Mỹ Lan, nhưng sau đó không hoàn trả số tiền đã nhận. Vì vậy, ông Trí bị tuyên phạt 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Trí đã phân tích hoàn cảnh phạm tội, cho rằng thân chủ bị cuốn vào tình thế hỗn loạn khi vụ án Vạn Thịnh Phát nổ ra. Những thông tin gây nhiễu loạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giao dịch liên quan đến bà Lan, bao gồm cả giao dịch của ông Trí.
Do quản lý một tập đoàn lớn với nhiều công ty và lĩnh vực hoạt động, ông Trí buộc phải đưa ra các quyết định vội vàng nhằm bảo vệ hình ảnh tập đoàn, tránh bị phạt hợp đồng hoặc phải bồi thường gấp đôi số tiền cho bà Lan. Chính vì sự nóng vội này, ông Trí đã rơi vào vòng lao lý.
Luật sư nhấn mạnh rằng ông Trí đã khắc phục toàn bộ hậu quả, bao gồm việc hoàn trả 1.000 tỷ đồng cho bà Lan và nộp 299 triệu đồng án phí sơ thẩm. Đồng thời, ông Trí có lý lịch tốt với 27 năm tuổi Đảng, từng có nhiều đóng góp cho xã hội và cộng đồng, cũng như luôn tuân thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Trí liên tục bày tỏ mong muốn trả lại số tiền đã nhận. Bà Lan cũng đã có lời đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho ông. Ngoài ra, luật sư cũng viện dẫn tình tiết ông Trí tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ án, cũng như tình trạng sức khỏe không tốt, cần phải tiến hành đại phẫu trong thời gian tới.
Luật sư đề nghị HĐXX:
-
Ghi nhận việc ông Trí đã hoàn trả 1.000 tỷ đồng, khắc phục hoàn toàn hậu quả vụ án.
-
Xem xét chấm dứt 4 giao dịch dân sự giữa ông Trí và bà Lan.
-
Giải tỏa kê biên các tài sản đã bị phong tỏa.
-
Áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt, giảm mức án xuống bằng thời gian ông Trí đã bị tạm giam, để bị cáo có cơ hội tái hòa nhập xã hội và tiếp tục đóng góp cho cộng đồng.
Luật sư trình bày các tình tiết giảm nhẹ mới của cựu phó tổng giám đốc
Bị cáo Hồ Bửu Phương, cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị Tòa sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù về tội Tham ô tài sản. Ở giai đoạn 2 của vụ án, bị cáo tiếp tục nhận thêm mức án 10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.
Trong phần bào chữa, luật sư của bị cáo Phương cho rằng thân chủ không trực tiếp tham gia xây dựng phương án vay vốn tại SCB, nên không thể biết rõ nguồn gốc các khoản tiền được giao để thực hiện việc giải ngân. Bị cáo chỉ hiểu đơn giản đây là các khoản tiền tạm thời giải quỹ để Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng, sau đó sẽ được hoàn trả.
Luật sư cũng trình bày rằng trong 277 khoản vay mà bị cáo Phương thực hiện phương án giải quỹ, có 207 khoản đã được chuyển trả để thanh toán một phần nợ gốc, đạt tỷ lệ 74,73%. Từ cơ sở này, luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại số tiền quy buộc trách nhiệm đối với bị cáo.
Tại phiên phúc thẩm, luật sư bổ sung thêm hai tình tiết giảm nhẹ mới:
-
Bị cáo Hồ Bửu Phương từng nhận bằng khen từ Bộ Tài chính.
-
Cha ruột của bị cáo được Bộ Tài chính trao tặng Huy chương "Vì sự nghiệp tài chính Việt Nam" và giấy khen từ Tổng cục Thuế.
Luật sư đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết này cùng với các yếu tố khác trong hồ sơ vụ án để giảm nhẹ hình phạt, tạo cơ hội cho bị cáo sớm trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Luật sư Lê Nguyên Hòa và Cộng sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng liên quan trong Phiên tòa Vạn Thịnh Phát
Công ty Luật TNHH LHLegal, đại diện bởi Luật sư Lê Nguyên Hòa và Luật sư Trần Thị Thanh Tuyền, đảm nhận vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng Sacombank trong vụ án Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan. Phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra tại Tòa án Nhân dân cấp cao TP. Hồ Chí Minh từ ngày 4/11 đến 25/11/2024.
Trong thời gian tới, nhiều thông tin quan trọng về vụ án được kỳ vọng sẽ được làm sáng tỏ qua quá trình xét xử. Để cập nhật thông tin chính xác và phân tích chuyên sâu về các vấn đề pháp lý trong vụ án này cũng như các vụ án điển hình khác, mời quý vị theo dõi Công ty Luật TNHH LHLegal thông qua các nền tảng:
Facebook: Luật sư LHLegal
Website: https://luatsulh.com/
Google business: Công ty Luật LHLegal
Đại án Vạn Thịnh Phát: Luật sư Lê Nguyên Hòa và Cộng sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Sacombank (07.11.2024)
Tòa xét lại vụ Trương Mỹ Lan: Chiếm đoạt 30.000 tỷ đồng của 35.000 người (17.04.2025)
Luật sư tiếp tục yêu cầu Viện Kiểm sát buộc SCB cung cấp hồ sơ (03.04.2025)
Thủ tục kê biên & thu hồi tài sản trong đại án Trương Mỹ Lan: Quy định & thực tiễn ngân hàng (28.03.2025)
Điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 (19.02.2025)
Mức án của bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo trong đại án Vạn Thịnh Phát (05.12.2024)
Nóng ! Bà Trương Mỹ Lan y án tử hình! (03.12.2024)
Sáng nay 3/12 TAND Cấp cao TP.HCM tuyên án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm (03.12.2024)