>>> Người 15 tuổi phạm tội cướp giật tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự
>>> Sự khác nhau giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản
Hành vi chở người khác đi cướp giật tài sản thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo khoản 2 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, “phạm tội có tổ chức” được giải thích như sau:
“Điều 17. Đồng phạm
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”
Hiện nay, vấn đề này cũng được giải thích làm rõ bởi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao như sau: “Phạm tội có tổ chức” là hình thức đồng phạm có sự kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu. Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội trong phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác với những đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau”
Vậy, hành vi chở người khác đi cướp giật tài sản cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi này người chở người khác đi cướp giật tài sản và người trực tiếp thực hiện hành vi cướp giật tài sản được xem là đồng phạm. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng có thể tìm ra được người cầm đầu, biết được vai trò của từng người trong vụ án, từ đây quyết định trách nhiệm pháp lý của người thực hiện hành vi phạm tội.
Chở người khác đi cướp giật tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cập tại đây để tìm hiểu thêm về Dịch vụ luật sư hình sự giỏi tại TPHCM
Trách nhiệm hình sự đối với người chở người khác đi cướp giật tài sản được quy định như thế nào?
Theo Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội “Cướp giật tài sản” được quy định như sau:
“Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”
Như đã phân tích ở trên, người chở người khác đi cướp giật tài sản và người trực tiếp thực hiện hành vi cướp giật tài sản được xem là đồng phạm. Do đó, đây là vụ án cướp giật tài sản “có tổ chức”. Tình tiết phạm tội có tổ chức này cũng chính là một trong những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Vậy, khung hình phạt được áp dụng khi này đối với người thực hiện hành vi chở người khác đi cướp giật tài sản sẽ nằm ở điểm a khoản 2 Điều 171 Bộ luật này.
Chở người khác đi cướp giật tài sản sẽ được coi là đồng phạm
Tuy nhiên, tuỳ thực tế thiệt hại mỗi vụ việc và dựa vào kết quả điều tra, dựa vào quy định về tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì khung hình phạt và trách nhiệm pháp lý đối với người thực hiện hành vi chở người khác đi cướp giật tài sản có thể có những thay đổi nhất định.
Ví dụ, nếu trong vụ án cướp giật tài sản có tổ chức như trên, người thực hiện hành vi chiếm đoạt của người khác tài sản giá trị 300.000.000 đồng. Khi này, khung hình phạt đối với người chở người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội sẽ nằm ở điểm a) khoản 3 Điều 171 Bộ luật này. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, nhận thấy người chở người trực tiếp cướp giật tài sản không phải chủ mưu, ngoài ra người này cũng có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vậy, khi này, với khung hình phạt là từ 07 đến 15 năm tù, Tòa án hoàn toàn có quyền dựa vào các tình tiết điều tra được và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để làm căn cứ đưa ra mức hình phạt, thậm chí mức hình phạt khi này còn có thể dưới mức thấp nhất trong khung hình phạt.
Trên đây là bài viết “Chở người khác đi cướp giật tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)